(PTTTO) – Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ đã đặt các ngân hàng thương mại vào tình huống buộc phải cạnh tranh, thúc đẩy công nghệ trong thanh toán. Theo đó, các phương thức thanh toán mới, hiện đại như thẻ chíp, thanh toán phi tiếp xúc, thanh toán qua mã QR, thanh toán qua Internet, điện thoại di động đã mang lại nhiều lợi ích đối với người dân và doanh nghiệp trong bối cảnh dịch COVID-19.
Thanh toán không dùng tiền mặt sẽ bùng nổ ở Việt Nam dựa trên nhu cầu ngày càng cao của xã hội và sự hỗ trợ của công nghệ
Có thể thấy, việc ứng dụng mạnh mẽ các thành tựu của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 để đổi mới, phát triển hạ tầng thanh toán, phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt an toàn, tiện ích, đáp ứng tốt nhu cầu thanh toán ngày một tăng, yêu cầu ngày càng cao của người dân và doanh nghiệp.
Cụ thể, tại tọa đàm “Thúc đẩy thanh toán số sau đại dịch” dưới sự chỉ đạo nội dung của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), Ông Nguyễn Quang Minh, Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần thanh toán quốc gia Việt Nam (Napas) cho biết, Napas đã chú trọng phát triển thẻ chip đa ứng dụng trong thời gian qua, tức là trên một con chip vừa có thể chạy ứng dụng của ngân hàng vừa chạy ứng dụng của các lĩnh vực khác như giao thông, y tế, bảo hiểm. Napas cũng tiếp tục phối hợp đối tác triển khai dịch vụ thanh toán chuyển tiền qua mã VietQR. Bên cạnh đó, Napas luôn ưu tiên nhiệm vụ thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt trong lĩnh vực dịch công. Trong thời tới, Napas sẽ tiếp tục kết nối cơ sở dữ liệu, hệ thống của các cơ quan nhà nước như thuế, kho bạc, hải quan… để thúc đẩy thanh toán qua các ngân hàng.
Theo đại diện Napas cũng cho hay, năm 2021, Napas đã miễn 1.200 tỷ đồng phí cho các ngân hàng, miễn giảm phí cho tất cả các giao dịch dưới 500.000 đồng. Nhờ vậy, hiện nay đã có trên 90% ngân hàng đã cam kết miễn phí giao dịch cho khách hàng.
Trong khi đó, bà Phạm Thị Mai Anh, Giám đốc Trung tâm sản phẩm, Khối Ngân hàng số của MB cho rằng, MB đã đưa một số sản phẩm của MB lên ứng dụng MB Bank. Qua đó, để triển khai ứng dụng công nghệ 4.0 vào công tác chuyển đổi số hoạt động ngân hàng, ngoài việc tiếp tục phát triển các sản phẩm liên quan đến ngân hàng, MB còn mở rộng đến các sản phẩm không quá liên quan đến ngân hàng giúp đa dạng khả năng giao dịch, thúc đẩy các giao dịch trên kênh số. Điển hình, nếu như trước kia, phải mất 3-4 tháng thì ngân hàng mới ra sản phẩm nhưng không đáp ứng nhu cầu khách hàng, thì nay, ngân hàng đã phải thay đổi bằng cách đưa ra nhiều sản phẩm mới, liên tục sửa đổi nhằm đáp ứng chính xác nhu cầu của khách hàng.
Tương tự, theo ông Lê Thanh Hà, đại diện Chi hội thẻ, Hiệp hội Ngân hàng cho rằng, vấn đề căn bản là chính sách giá và quản trị rủi ro. Thành công và hiệu ứng sâu là “đại tiệc phí 0 đồng” được các ngân hàng đồng loạt đưa ra thời gian gần đây. Hơn nữa, các chuẩn mực về bảo mật cũng đã được các ngân hàng Việt Nam áp dụng theo chuẩn quốc tế. Để phát triển thị trường thanh toán lành mạnh thì công tác phòng rủi ro, an toàn, bảo mật phải được đặt lên hàng đầu.
Theo dõi tọa đàm “Thúc đẩy thanh toán số sau đại dịch”, sau khi nghe các chuyên gia trao đổi, Luật gia Hồ Minh Sơn – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC) cho biết với sự phát triển của công nghệ đã mang đến sự thuận tiện và lợi ích cho không chỉ khách hàng mà còn cho ngân hang. Thế nhưng, đây cũng là môi trường cho các đối tượng lừa đảo thực hiện nhiều thủ đoạn tinh vi nhằm chiếm đoạt tiền trong tài khoản. Có thể thấy, hàng loạt thủ đoạn có thể kể đến như SMS, email, website, tin nhắn mạo danh… Từ đây, khách hàng chỉ cần bấm vào link và cung cấp thông tin bảo mật và dịch vụ thì khách hàng dễ dàng bị lừa. Do đó, hiện rất nhiều ngân hàng đưa ra cảnh báo về tình trạng mất an toàn thông tin trong thời gian gần đây.
Theo Luật gia Hồ Minh Sơn – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC) cho rằng vấn đề quản trị rủi ro đã được các chuyên gia trong nước và quốc tế cảnh báo từ rất lâu, thậm chí, có nhiều dự án hỗ trợ kỹ thuật để cải thiện hệ thống quản trị rủi ro tại các ngân hàng, nhưng kết quả chưa cao. Viện trưởng Viện IMRIC chia sẻ thêm do đặc thù của hoạt động ngân hàng trên 70% thu nhập đến từ tín dụng, có ngân hàng có tỷ lệ này tới hơn 90%, nên hầu hết các ngân hàng chỉ chủ yếu chú trọng rủi ro tín dụng. Song song đó, đối với công tác quản trị các loại rủi ro khác dẫn đến hệ quả là, khi thị trường tài chính – tiền tệ biến động, khó khăn, một loạt ngân hàng rơi vào rủi ro mất thanh khoản. “Ít ngân hàng Việt Nam có được hệ thống quản trị rủi ro tốt”.
Mặt khác, tốc độ tăng trưởng bình quân về số lượng giao dịch qua kênh điện thoại di động đạt 50-80%/năm và giá trị giao dịch đạt 80-100%/năm, qua kênh Internet đạt 35-40%/năm, tỷ lệ cá nhân, tổ chức sử dụng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt qua các kênh thanh toán điện tử đạt 40%…
Luật gia Hồ Minh Sơn – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC) thông tin thêm, trước xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt là xu hướng tất yếu của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng nhằm tiến tới một xã hội không dùng tiền mặt. Tuy nhiên, Đề án về phát triển thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2015-2020 vẫn chưa đạt được mục tiêu đề ra…Do đó,đề án mới trong giai đoạn 2021-2025 cần được NHNN đưa ra với nhiều phương án để triển khai mộtcách mạnh mẽ. Bên cạnh đó, sự phát triển như vũ bão trong công nghệ đang đặt các ngân hàng thương mại vào tình huống buộc phải cạnh tranh, buộc phải thay đổi để thích hợp với thời đại.
Văn Hải – Trần Danh