(PTTTO) – Tác giả bài viết đã biết Mai Thanh Trúc từ nhiều năm trước qua lời giới thiệu của “cô bầu” Xuân Hoà, bẵng đi một thời gian biệt tích, vô tình gặp lại em với tinh thần phấn khởi sau đại dịch Covid – 19. Trúc tâm sự: “Trải qua cơn bỉ cực từ dịch Covid – 19, em thấy mọi việc đã nhẹ nhàng và hiện đang sung với những bài hát mới”.
Thế là trong đêm đó tôi đã nhắn tin hỏi Trúc có hào hứng với một ca khúc mới “Khát vọng cuộc đời”của sếp anh là Viện trưởng Viện IMRIC Hồ Minh Sơn sáng tác từ một bài thơ rất hay trong chươngtrình trại sáng tác ảnh chủ đề “Bình Phước – đất&người – Tiềm năng, triển vọng” trong mùa dịch vừa rồi không? Bài thơ này đã được nhạc sĩ Thái Ngọc Sơn phổ nhạc, đây là bài phối đầu tiên của Chú Sơn sau gần 70 sáng tác đó…
Mai Thanh Trúc dành nhiều cảm xúc với bài hát “Khát vọng cuộc đời”
Chỉ thoáng nghe qua, Mai Thanh Trúc đã hào hứng ngay, vậy thì thích quá, anh cho em ngay bài hát đó đi, được hợp tác như vậy là vinh hạnh cho em lắm, em tình nguyện hát hết mình với ca khúc này.
Mai Thanh Trúc chia sẻ cảm xúc bài hát với nhạc sĩ Thái Ngọc Sơn
Nghe xong câu này của Thanh Trúc người tôi như nhẹ hẳn, bởi đây là ca khúc có quá nhiều gian nan đối với bản thân tôi. Đầu tiên khi đọc bài thơ tôi đã cảm ngay câu thơ mượt mà đầy sống động của tác giả, nó như hiện lên những hình ảnh Bình Phước thân yêu mà tôi đã may mắn có được những cảm giác khi trực tiếp tham gia trong đợt sáng tác hồi giữa năm 2022 vừa qua.
Khi gặp nhạc sĩ Thái Ngọc Sơn tôi đã “năn nỉ” ông phổ nhạc dùm vì tôi lỡ “yêu” bài thơ này rồi. Lần đó, ở quán cafe của nhạc sĩ Thái Thịnh, lần đầu tiên tôi thấy ông trầm ngâm khi xem bài thơ khá nhiều lần, sau đó ông phán luôn: “Con à, trong cuộc đời sáng tác của chú, chưa lần nào chú lấy thơ của ai để phổ nhạc, vì có nhiều điều tế nhị, rắc rối dễ xảy ra giữa nhà thơ và nhạc sĩ lắm. Nhưng lần này, thơ hay, lời đề nghị của con cũng thú vị, chú “xoá nháp” phổ nhạc luôn đây”.
Rất nhanh chỉ 3 ngày sau ca khúc đã ra đời, tạm hài lòng với kết quả ban đầu. Giờ chỉ cần chọn ca sĩ, phòng thu rồi quay hình sẽ có ngay môt sản phẩm mới. Tưởng là như thế, nhưng không hề như vậy, bởi hai ca sĩ đầu tiên rất xinh đẹp, cũng đi hát nhiều năm vậy mà không hiểu sao khi nghe bài phối đã nhẹ nhàng… từ chối. Đến ca sĩ thứ ba, hào hứng nhận lời, luyện giọng ở nhà hết vài ba hôm thì xảy ra sự cố việc nhà, thế là biệt tăm ở vùng Khánh Hoà gần 2 tháng. Mãi đến một tháng sau, Mai Thanh Trúc xuất hiện và từ đây mọi nút thắt đã được mở ra…Từ đó, chúng tôi đã gặp đạo diễn Dũng Nguyễn để tiến hành thu âm và quay hình một cách tâm đắc nhất.
Được biết, Mai Thanh Trúc từng sinh viên nhạc viện, sở hữu chất giọng rất tốt, từng được nhiều người xem là hậu duệ của danh ca Thái Thanh. Cô luôn rực sáng mỗi khi được đứng trên sân khấu với những ca khúc như: Tuổi 13, Khúc Thụy du, Phút cuối Khúc nguyệt cầm, Em hát, Nửa hồn thương đau, và đặc biệt là những ca khúc nước ngoài như: Fly Me, To The Moon, Melody Unchain, My heart…
Không như những ca sĩ đồng trang lứa, tự chọn cho mình dòng nhạc trẻ nhằm nhanh chóng hóa vào không khí của thị trường nhạc số đông để nhận được nhiều lời mời từ các các bầu show. Với Trúc, hát theo trái tim mình mách bảo, hát theo cảm xúc dâng tràn của mình, đó mới là một hạnh phúc, nhất là khi những tràng pháo tay cổ vũ mỗi khi Trúc hát.
Trại sáng tác ảnh và nghệ thuật tại tỉnh Bình Phước nơi có nhiều cảm xúc đong đầy để Nhà báo – Luật gia Hồ MInh Sơn sáng tác bài thơ
Thanh Trúc đã từng làm mới mình trong nhiều đêm nhạc chơi với ban nhạc sống (điều mà các ca sĩ chạy show rất sợ, vì hát không theo nhịp và phải tập luyện thì mới hát được), Hạnh phúc của Trúc là được đứng dưới đèn màu lung linh, được bùng cháy với phần trình diễn của mình.
Mai Thanh Trúc từng được xem là con cưng của nhạc sĩ Vũ Xuân Hùng, một cái nôi ươm mầm cho những ước mơ làm ca sĩ của bất kỳ ai muốn trở thành ca sĩ chuyên nghiệp. Có thể nói, rất nhiều khán giả đã bất ngờ với cô gái nhỏ, có vóc dáng dịu dàng, nhút nhát ngoài đời. Tuy nhiên, dưới ánh đèn sân khấu, hòa nhịp cùng tiếng đàn, tiếng trống… Trúc đã thả hồn từng bài hát, đưa khán giả đi đến nhiều ngạc nhiên và thú vị qua dòng nhạc của các bậc tiền bối như: Phạm Duy, Văn Cao, Trịnh Công Sơn… Có người nói: Mai Thanh Trúc đã tự làm khó mình trên con đường tìm kiếm lối đi riêng, mà ở đó chỉ toàn thấy sỏi đá, rong rêu… chứ không bằng phẳng như các ca sĩ đồng trang lứa.
Hỏi Trúc qua nhiều năm đi hát, điều gì làm Trúc nhớ nhất trong những đêm diễn của mình? Cười nhỏ nhẹ cô cho biết: Được đứng chung sân khấu với nhiều danh ca như: Tuấn Ngọc, Randy, Ngọc Sơn… và đặc biệt hơn khi thi Sĩ Hàn Tấn Quang, chủ Biên Tập báo Kiến thức ngày nay đã tin tưởng đưa nhạc phẩm Em hát (nhạc phẩm cuối cùng của Phạm Duy chưa phổ biến) để Thanh Trúc trình diễn trong những đêm nhạc ấn tượng của mình.
Hình ảnh Mai Thanh Trúc hát đầy nội lực trong ca khúc Khát vọng cuộc đời tại phim trường Alibaba trong buổi ghi hình đã khiến nhiều người có mặt tại hiện trường ngạc nhiên đầy thú vị. Điều này khiến tôi nhớ lại ngày thu âm bài hát trong phòng thu, lần đầu tiên vị nhạc sĩ tóc trắng bạc đầu Thái Ngọc Sơn vô cùng ngạc nhiên khi nghe Mai Thanh Trúc thỏ thẻ yêu cầu đầy lễ phép: ” Chú ơi có thể nào cho phép con nâng lên hai tông nhạc nữa để con được phiêu với lời bài hát được không chú?…”. Lúc đó, vị nhạc sĩ mới bỏ nhỏ với tôi: Đi thu với hàng trăm ca sĩ rồi, đây là lần đâu tiên tôi thấy một ca sĩ cứ yêu cầu tôi nâng tông nhạc để cổ hát cho đã, cô bế này tiềm năng lắm đây, nếu chịu khó học hỏi thêm, chắc chắn còn tiến xa lắm…
Nhà báo – Luật gia Hồ Minh Sơn – Viện trưởng Viện nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC) thuộc Bộ KH&CN. Hiện vẫn công tác tại Tạp chí Nhiếp ảnh và Đời sống thuộc Trung ương Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam đã sáng tác nhiều bài thơ được chuyển thể vọng cổ và hai bài nhạc gồm Tiếng đàn T’rưng tiếng vọng núi rừng, Bình Phước đất đỏ Anh hùng do nhạc sĩ Lê Minh phổ thơ. Cùng với đó, nhân kỷ niệm 70 năm ngày Truyền thống Nhiếp ảnh Việt Nam (15/3/1953 – 15/3/2023) Nhà báo Hồ Minh Sơn đang cùng nhạc sĩ Lê Minh tiếp tục ấp ủ bài hát ca ngợi về Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam…
Theo Lữ Đắc Long/HNTTO