(PTTTO) – Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, truyền thông doanh nghiệp giữ một vai trò hết sức quan trọng. Truyền thông trở thành cầu nối nhanh và hiệu quả nhất để đưa sản phẩm mới hay thương hiệu đến gần với cộng đồng. Từ đó, cho thấy có rất nhiều bài học truyền thông trong quá khứ, việc chia sẻ thông tin là cần thiết để người tiêu dùng hiểu doanh nghiệp đang làm gì, phát triển tới đâu.
Việt Nam đã thành công trong kiểm soát đại dịch Covid-19, nhưng nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong quá trình phục hồi trước áp lực của lạm phát, chi phí nguyên vật liệu tăng mạnh…Theo đó, công tác truyền thông doanh nghiệp chính là những hoạt động có liên quan tới việc chia sẻ những thông tin liên lạc trong nội bộ công ty và các bên liên quan (khách hàng, báo chí, nhà cung cấp hay Chính phủ, luật sư,…).
Chia sẻ về điều này, Nhà báo – Luật gia Hồ Minh Sơn – Chủ tịch HĐQL Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật&Kinh tế hội nhập (IRLPIE), Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC), đại diện Tạp chí Nhiếp ảnh và Đời sống cho rằng truyền thông với bên ngoài đóng vai trò quan trọng trong quá trình truyền thông doanh nghiệp. Công chúng ngoài xã hội là đối tượng quan trọng trong công tác truyền thông để gây dựng hình ảnh, tăng cường sự gắn kết. Qua đó, là sự tương tác ba chiều (giữa doanh nghiệp với công chúng – giữa công chúng với doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với nhau)…
Điển hình, kênh truyền thông thường sử dụng khi truyền thông bên ngoài vô cùng đa dạng có thể thông qua báo chí, tờ rơi, bảng hiệu, catalog, quỹ từ thiện,…Trong đó, truyền thông nội bộ sẽ hướng đến toàn thể nhân viên trong công ty. Mặt khác, quá trình truyền thông được thực hiện thông qua tương tác 4 chiều (giữa lãnh đạo với nhân viên, nhân viên và lãnh đạo, nhân viên và nhân viên, nhân viên với công ty. Kênh truyền thông thường được sử dụng trong truyền thông nội bộ chính là thông qua website, email, mạng truyền thông nội bộ, bài phát biểu, gameshow,…
Có thể thấy, trong những giai đoạn khủng hoảng trước ảnh hưởng của đại dịch Covid -19, người tiêu dùng bối rối thường có xu hướng lựa chọn những thương hiệu uy tín, chất lượng. Vì vậy, doanh nghiệp tập trung vào việc tạo ra những giá trị phục vụ người tiêu dùng, chiến lược ấy hoàn toàn đúng. Đặc biệt, trải qua 2 năm đối diện với dịch Covid-19, doanh nghiệp không sụp đổ và tiếp tục đi tới để chuẩn bị cất cánh. Tuy nhiên, sẽ có nhiều thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng sau đại dịch Covid-19, nên hoạt động marketing, bán hàng của doanh nghiệp cũng cần được cải tiến.
Theo Nhà báo – Luật gia Hồ Minh Sơn chia sẻ thêm là doanh nghiệp cần sự thích nghi, tìm hiểu nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng để thay đổi. Đồng thời, doanh nghiệp cần có những quyết định như thế để ổn định thị trường. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều quan điểm trái chiều về truyền thông, nhiều người nói truyền thông là con dao hai lưỡi, nhưng rất nhiều doanh nghiệp tích luỹ nhiều bài học trong côngtác hoạch định chiến lược thị trường và công tác. truyền thông, để có sự cải tiến. Việc chia sẻ thông tin là cần thiết đối với doanh nghiệp để người tiêu dùng hiểu doanh nghiệp đang làm gì, phát triển tới đâu.
Cũng theo Nhà báo – Luật gia Hồ Minh Sơn chia sẻ thêm đối với các trường nghề cần quan tâm hơn nữa trong việc đào tạo người học về việc quản trị thông tin, doanh nghiệp đào tạo người học thực tập hiểu rõ các chức năng của truyền thông, marketing, định nghĩa cơ bản marketing là gì, làm những việc gì. Vẫn còn có nhiều chủ doanh nghiệp nghĩ marketing là tiêu tiền, truyền thông quảng cáo tính bằng giây, nhưng cần có bài toán phù hợp chia sẻ gì tới đâu, không phải giữ thông tin kín, im lặng là tốt.
Có thể thấy, sự phát triển của internet hiện nay với nhiều nền tảng khác nhau, thông tin đa dạng, việc thay đổi phù hợp tiếp cận nhanh, đúng với thị trường là cần thiết. Nếu doanh nghiệp nắm bắt xu thế vềsự phát triển của khoa học và công nghệ, doanh nghiệp cần sớm tổ chức các lớp đào tạo với bước đầu tiên đối với người học hoặc các tổ chức, cá nhân cần có các buổi toạ đàm để làm rõ sự tiếp cận hệ thống thị trường có định hướng đúng, định nghĩa đúng về mặt chức năng, quản trị, tư duy để khởi nghiệp…
Nhà báo – Luật gia Hồ Minh Sơn, nhấn mạnh “Những tiến bộ của khoa học công nghệ đang định hình lĩnh vực truyền thông cũng giống như bất kỳ ngành nào khác. Cụ thể, xu hướng công nghệ quan trọng nhất ảnh hưởng đến truyền thông doanh nghiệp là chatbot, blockchain, thực tế ảo, trải nghiệm cực kỳ cá nhân hóa và trợ lý cá nhân nhân tạo. Các công nghệ này hiện đang được thúc đẩy bởi sự phát triển của máy học (machine learning) và trí tuệ nhân tạo. Vì vậy, cần nâng cao kỹ năng sử dụng công nghệ mới sẽ giúp nhân viên truyền thông duy trì khả năng cạnh tranh trong thực tế mới này. Nhờ đó mà quá trình truyền thông doanh nghiệp cũng trở nên hiệu quả và chuyên nghiệp hơn.
Những định nghĩa về quản trị, khuyến khích nhân viên vượt qua giới hạn bản thân minh bạch thông tin và những thông tin cần được bảo mật thì phải hiểu bảo mật ở mức độ như thế nào, lý do tại sao nó cần bảo mật bởi có những thông tin là tài sản nên việc quản lý và ý thức về quản lý thông tin là yếu tố quan trọng. Mặt khác, hiện có nhiều doanh nghiệp đã đi đầu trong việc phát triển, ứng dụng mô hình 3R (Reduce, Reuse, Recycling).
Do đó, các doanh nghiệp cần phải xem đối thủ lớn nhất là bản thân mình, chứ không phải chờ khi có ai đó áp lực lên mình mới thay đổi. Cần chủ động đi trước rất nhiều bước và đầu tư công nghệ hiện đại, tiếp tục nâng cấp lên một bậc, nâng cấp về công nghệ cũng là cả thách thức lớn với những doanh nghiệp đã có thương hiệu mạnh trên thị trường vì các máy móc thiết bị cũ sẽ không còn sử dụng nữa. Tuy nhiên, để tổ chức phát triển và để thực hiện được cam kết cung cấp ra thị trường sản phẩm tốt nhất, doanh nghiệp phải nỗ lực cải tiến.
Dịp này, Nhà báo – Luật gia Hồ Minh Sơn phân tích thêm không chỉ doanh nghiệp cần truyền thông mà bản thân người làm truyền thông luôn cần một bộ óc sáng tạo, có nhiều ý tưởng với những phương pháp thực hiện khoa học, hiệu quả. Người làm công tác truyền thông cũng cần trở nên nhanh nhạy với những những xu hướng mới hay sự chuyển biến trong thị hiếu của công chúng để từ đó có thể đưa ra những dự đoán về thị trường, đem lại lợi ích cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, người làm truyền thông rất cần phải quản trị truyền thông luôn phải chịu áp lực rất lớn, đòi hỏi vận dụng linh hoạt các giải pháp quản trị liên quan đến lĩnh vực thông tin và truyền thông của doanh nghiệp. Song song đó, công tác truyền thông của doanh nghiệp rất quan trọng để phát huy đưa sản phẩm ra thị trường ngày càng hiệu quả và phát triển. Từ đó, xây dựng thành công thương hiệu hình ảnh doanh nghiệp uy tín, thân thiện trong mắt công chúng.
Tin rằng, việc nuôi dưỡng khát vọng, xây dựng chiến lược thương hiệu, hình ảnh, thị trường chuẩnmực hứa hẹn sẽ lan tỏa nhiều kết quả tốt nhất cho các doanh nghiệp thật sự có chiến lược truyền thông đúng đắn, tạo nên dấu ấn để có mô hình doanh nghiệp nâng tâm thành tập đoàn đa quốc gia…
Theo Văn Hải – Trần Danh/Huongnghiepthiturong.vn