(PTTTO) – Trong thời gian gần đây, câu chuyện chủ nhà tự ý đóng cọc, đặt vật cản nhằm ngăn chặn xe ô tô đậu trước cửa nhà tưởng chừng như rất nhỏ nhưng lại là vấn đề đang được sự quan tâm của nhiều người tại nhiều đô thị, nhất là tại các thành phố như TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng hoặc Cần Thơ…Đây là vấn đề từ lâu khiến nhiều người lên án và trở thành “nỗi bực dọc” của nhiều chủ nhà nơi các bãi đỗ xe ngày càng khan hiếm.
Cuộc chiến đậu, đỗ xe đang là vấn đề nhức nhối ở nhiều thành phố lớn (Ảnh: Dân trí)
Có thể thấy, sự bức xúc trước việc đỗ ô tô chặn cửa nhà, ngay đầu ngõ hẹp, chắn lối đi…, nhiều chủ nhà đã tự ý đặt các chướng ngại vật, cạm bẫy giả ở lòng đường, tự đặt biển cấm đỗ xe ô tô hoặc đổ trụ bê tông, đóng cọc sắt… để ngăn ô tô dừng, đỗ thiếu ý thức.
Nói về vấn đề này, Luật gia – Nhà báo Hồ Minh Sơn – Chủ tịch HĐQL Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật&Kinh tế hội nhập (IRLPIE); Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC), đại diện Tạp chí Nhiếp ảnh và Đời sống chia sẻ, theo quy định pháp luật, người có nhà ở mặt đường chỉ có quyền sở hữu, sử dụng, quản lý bất động sản theo ranh giới ghi tại các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, sử dụng
Luật gia – Nhà báo Hồ Minh Sơn, nhấn mạnh: “Theo đó, hành vi đặt vật cản, tạo rào chắn hay các hàng chông sắt của chủ nhà có thể được xem là cách hành xử theo “luật rừng” và là hành động “trả đũa” thiếu văn minh và thiếu hiểu biết về pháp luật. Thế nhưng, ngược lại, các lái xe, chủ xe cũng đã sai khi đậu, đỗ xe không đúng nơi quy định, gây cản trở đời sống sinh hoạt thường ngày của người khác. Có lẽ đã đến lúc cuộc chiến đỗ xe lề đường cần phải được các cơ quan chức năng giải quyết triệt để nhằm thỏa mãn được cả cái lý lẫn cái tình cho cả hai bên.
Đồng thời, không có quy định nào hiện trao cho chủ nhà có quyền ưu tiên khai thác sử dụng vỉa hè, lòng đường trước cửa nhà mình hơn các chủ thể khác. Qua đó, chủ nhà cũng không có quyền ngăn người khác khai thác sử dụng phần tài sản công này và càng không có quyền chiếm lấy làm tài sản sử dụng riêng, Luật gia – Nhà báo Hồ Minh Sơn cho hay.
Theo Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định, cụ thể: Dừng xe là trạng thái đứng yên tạm thời của phương tiện giao thông trong một khoảng thời gian cần thiết đủ để cho người lên, xuống phương tiện, xếp dỡ hàng hóa hoặc thực hiện công việc khác; Đỗ xe là trạng thái đứng yên của phương tiện giao thông không giới hạn thời gian, Luật gia – Nhà báo Hồ Minh Sơn viện dẫn thêm Luật Giao thông.
Theo Luật gia – Nhà báo Hồ Minh Sơn chia sẻ thêm: Tại Điều 18, Điều 19 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về các nguyên tắc dành cho tài xê khi dừng xe, đỗ xe đối với dừng xe, đỗ xe trên đường bộ, như: Có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết; Cho xe dừng, đỗ ở nơi có lề đường rộng hoặc khu đất ở bên ngoài phần đường xe chạy; trường hợp lề đường hẹp hoặc không có lề đường thì phải cho xe dừng, đỗ sát mép đường phía bên phải theo chiều đi của mình; Trường hợp trên đường đã xây dựng nơi dừng xe, đỗ xe hoặc quy định các điểm dừng xe, đỗ xe thì phải dừng, đỗ xe tại các vị trí đó; Sau khi đỗ xe, chỉ được rời khỏi xe khi đã thực hiện các biện pháp an toàn; nếu xe đỗ chiếm một phần đường xe chạy phải đặt ngay biển báo hiệu nguy hiểm ở phía trước và phía sau xe để người điều khiển phương tiện khác biết; Không mở cửa xe, để cửa xe mở hoặc bước xuống xe khi chưa bảo đảm điều kiện an toàn; Khi dừng xe, không được tắt máy và không được rời khỏi vị trí lái;Xe đỗ trên đoạn đường dốc phải được chèn bánh.
Trong đó, không được dừng xe, đỗ xe tại các vị trí sau: Bên trái đường một chiều; Trên các đoạn đường cong và gần đầu dốc tầm nhìn bị che khuất; Trên cầu, gầm cầu vượt; Song song với một xe khác đang dừng, đỗ; Trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường; Nơi đường giao nhau và trong phạm vi 5 mét tính từ mép đường giao nhau; Nơi dừng của xe buýt; Trước cổng và trong phạm vi 5 mét hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức; Tại nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe; Trong phạm vi an toàn của đường sắt; Che khuất biển báo hiệu đường bộ, Luật gia – Nhà báo Hồ Minh Sơn tiếp tục thông tin.
Cùng với đó, theo khoản 10 và 11 Nghị định 100/2019/NĐ-CP đối với hành vi tự ý đặt vật cản, lắp đặt các thiết bị trên đường giao thông có thể bị xử phạt 6-8 triệu đồng. Theo điều 261 Bộ luật Hình sự, nếu hành vi đặt, để chướng ngại vật khác gây cản trở giao thông đường bộ; sử dụng trái phép lề đường, hè phố, phần đường xe chạy mà gây hậu quả chết người hoặc tổn hại cho sức khỏe của 1 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; hoặc gây thiệt hại về tài sản từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng thì có thể bị phạt tù bị phạt tiền từ 30 – 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm, Luật gia – Nhà báo Hồ Minh Sơn cho biết.
Song song đó, trong tình huống phát hiện tài xế hoặc chủ xe đậu xe thiếu ý thức, chủ nhà có thể thảo luận để nhắc nhở việc đỗ xe thiếu ý thức sẽ gây ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân và các phương tiện khác. Ngoài ra, chủ nhà có quyền thông báo đến các cơ quan chức năng để thông báo nếu phát hiện việc dừng đỗ ở những tuyến phố cấm dừng, đỗ, để các cơ quan chức năng tiến hành xử phạt hành vi dừng đỗ sai quy định của tài xế ô tô.
Dịp này, Luật gia – Nhà báo Hồ Minh Sơn dẫn chứng thêm “Tại Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP(được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định về mức xử phạt đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ, trong đó: Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với trường hợp; Khi dừng xe, đỗ xe không có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết; Khi đỗ xe chiếm một phần đường xe chạy không đặt ngay báo hiệu nguy hiểm theo quy định, trừ hành vi vi phạm quy định…
Cũng theo Luật gia – Nhà báo Hồ Minh Sơn cho biết tại điểm c khoản 6 Điều này và trường hợp đỗ xe tại vị trí quy định được phép đỗ xe; Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với trường hợp; Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường rộng; Dừng xe, đỗ xe không sát mép đường phía bên phải theo chiều đi ở nơi đường có lề đường hẹp hoặc không có lề đường; Dừng xe, đỗ xe ngược với chiều lưu thông của làn đường; Dừng xe, đỗ xe trên dải phân cách cố định ở giữa hai phần đường xe chạy; Đỗ xe trên dốc không chèn bánh; mở cửa xe, để cửa xe mở không bảo đảm an toàn; Dừng xe không sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi hoặc bánh xe gần nhất cách lề đường, hè phố quá 0,25 m; Dừng xe trên đường xe điện, đường dành riêng cho xe buýt; trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước; Dừng xe, đỗ xe trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường; nơi có biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”…
Tương tự, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm i khoản 4, điểm b khoản 6 Điều này. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với trường hợp: Dừng xe, đỗ xe tại vị trí: nơi đường bộ giao nhau hoặc trong phạm vi 05 m tính từ mép đường giao nhau; điểm dừng đón, trả khách của xe buýt; trước cổng hoặc trong phạm vi 05 m hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức có bố trí đường cho xe ô tô ra vào; nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe; che khuất biển báo hiệu đường bộ; nơi mở dải phân cách giữa; Đỗ xe không sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi hoặc bánh xe gần nhất cách lề đường, hè phố quá 0,25 m; đỗ xe trên đường xe điện, đường dành riêng cho xe buýt; đỗ xe trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước; đỗ, để xe ở hè phố trái quy định của pháp luật; đỗ xe nơi có biển “Cấm đỗ xe” hoặc biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm i khoản 4, điểm b khoản 6 Điều này; Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với các trường hợp: Dừng xe, đỗ xe tại vị trí: Bên trái đường một chiều hoặc bên trái (theo hướng lưu thông) của đường đôi; trên đoạn đường cong hoặc gần đầu dốc nơi tầm nhìn bị che khuất; trên cầu, gầm cầu vượt, song song với một xe khác đang dừng, đỗ, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 7 Điều này; Dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe trái quy định gây ùn tắc giao thông, Luật gia – Nhà báo Hồ Minh Sơn minh chứng thêm Luật Giao thông.
Như vậy, tài xế ô tô nếu dừng, đỗ xe trước cửa nhà người khác sẽ không bị phạt nếu đảm bảo được những quy định trên. Các trường hợp dừng xe, đỗ xe sai quy định, gây chiếm phần đường xe chạy và không đảm bảo khoảng cách quy định hoặc đỗ xe tại các vị trí bị cấm có thể bị phạt tiền lên đến 3.000.000 đồng.
Tin rằng, mọi người dân hiện đang sống ở xã hội thượng tôn pháp luật…Vì lẽ đó, pháp luật sẽ phân xửmột cách nghiêm minh. Do vậy, mọi người dân không thể tùy tiện thực hiện việc đóng cọc, đặt cạm bẫy, biển cảnh báo trên lòng đường, hè phố…Đây là điều vô tình trở thành hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt hành chính, thậm chí vướng vòng lao lý nếu xảy ra tai nạn giao thông.
Theo Văn Hải/Huongnghiepthiturong.vn