(PTTTO) – Gần đây, liên tiếp xảy ra những vụ thảm án vì tình. Bên cạnh lối hành xử manh động, hung hãn của các nghi phạm đối với người đã từng yêu thương, những vụ án đó còn để lại những nỗi day dứt khôn nguôi cho nhiều người…
Hiện trường vụ án tại quán cắt tóc gội đầu khiến hai người thương vong tại Tp Bắc Ninh
Cụ thể, ngày 25/10/2022, Phòng Cảnh sát hình sự (CA Bắc Ninh) thông tin, đơn vị đã ra quyết định khởi tố vụ án “Giết người” xảy ra ở hiệu làm tóc Vũ Huyền (toạ lạc tại 260 đường Nguyễn Gia Thiều, TP Bắc Ninh). Theo điều tra ban đầu, khoảng 20h ngày 24/10, tại quán cắt tóc gội đầu Vũ Huyền ở phố Nguyễn Gia Thiều, TP Bắc Ninh, Phan Thanh Hoàng đã dùng dao xông vào quán cắt tóc, gội đầu Vũ Huyền, truy sát bạn gái cũ là chị Nguyễn Thị B (SN 2003, trú tại TP Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang). Ngoài ra, Hoàng còn truy sát bạn trai của chị B. Vụ việc khiến nữ nạn nhân thiệt mạng còn nam thanh niên nguy kịch được đưa đi cấp cứu…
Điển hình, cơ quan công an đã khởi tố bị can, Lệnh tạm giam đối với Phan Thanh Hoàng (19 tuổi, ở huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang) về tội Giết người theo Điều 123 Bộ luật Hình sự. Hoàng là nghi phạm sát hại bạn gái cũ và chém “tình địch” trọng thương tại tiệm làm tóc ở TP. Bắc Ninh. Điều đáng nói, trước khi gây án, nam thanh niên này còn viết status với nội dung vĩnh biệt người thân rồi đăng lên Facebook.
Chia sẻ về điều này, ThS. Hồ Minh Sơn – Chủ tịch HĐQL Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật&Kinh tế hội nhập (IRLPIE), Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC), đại diện Tạp chí Nhiếp ảnh và Đời sống phía Nam cho rằng hầu hết trong các vụ án, đối tượng gây án đều ở trạng thái mất kiểm soát về tinh thần, giận quá mất khôn. Các đối tượng gây án thường có nền tảng đạo đức, nhân cách không tốt, thường có xu hướng sử dụng bạo lực để giải quyết mọi việc. Hiện nay, không ít bạn trẻ khi bước vào mối quan hệ yêu đương nhưng có lối suy nghĩ, quan niệm méo mó như tâm lý sở hữu, kiểm soát người yêu, bắt người yêu phải phục tùng…
Theo ThS. Hồ Minh Sơn nói về yếu tố nguyên nhân, lý do chủ yếu khiến cho các vụ án mạng vì tình xảy ra nhiều trong thời gian qua là xuất phát từ việc đạo đức xã hội xuống cấp, nhiều người không coi trọng giá trị tình cảm, đạo đức. Điển hình, có nhiều bạn trẻ chạy theo lối sống buông thả, thích thụ hưởng, chấp nhận cuộc sống là người thứ ba, yêu người có gia đình để được chiều chuộng, được trợ cấp, không quan tâm đến bất cứ hậu quả nào có thể xảy ra với họ. Đối với yếu tố tâm lý tội phạm, các phim ảnh, thông tin, hình ảnh bạo lực hiện đang khá phổ biến. Đối với những người dễ bị mất kiểm soát, hay nổi nóng, ích kỉ, cái tôi lớn, có xu hướng sử dụng vũ lực để giải quyết vấn đề càng dễ bị ảnh hưởng. Trong khi đó, ở xã hội hiện đại, mọi người ngày càng tránh va chạm, không thích tham gia vào việc không phải của mình lại càng khiến giới trẻ cô đơn, lạc lõng. Thiếu đi sự định hướng, gần gũi và được giải tỏa tinh thần, giới trẻ dễ có những hành vi lệch chuẩn.
Tương tự, chuyên gia nghiên cứu tâm lý tội phạm La Văn Thái chia sẻ, có nhiều nguyên nhân dẫn đến những vụ án giết người man rợ thương tâm nhưng gốc rễ của vấn đề xã hội này chính là giáo dục, là thực trạng tha hóa, xuống cấp về đạo đức trong xã hội, một bộ phận người dân đặc biệt là giới trẻ hiện nay ngày càng buông lỏng lối sống, mất niềm tin và phương hướng nên dễ dàng bị kích động…
Ông La Văn Thái, nhấn mạnh: “Văn hóa sĩ diện của người Việt với hành động bạo lực có mối liên hệ mật thiết với nhau. Sĩ diện thậm chí sĩ diện hão khiến họ không chịu đựng được khi cho rằng mình bị xúc phạm hoặc chỉ vì chuyện nhỏ nhặt trong mâu thuẫn tình cảm dẫn đến phản ứng gay gắt tức thì”.
Cùng với đó, khi chứng kiến hành vi bạo lực song vẫn thờ ơ, quay clip, chụp ảnh đăng tải lên mạng xã hội. Đây là hành động hết sức vô cảm, xuất phát từ tâm lý “vô can, né tránh” hoặc sợ hãi khi chứng kiến tội ác. Có thể thấy, sự bùng nổ mạnh mẽ của công nghệ thông tin, mạng xã hội đã cuốn một bộ phận giới trẻ vào lối sống ảo, quyền lực ảo, tiếp tay cho những hành động bạo lực, kích động.
ThS. Hồ Minh Sơn cho rằng “vấn nạn” lệch lạc trong suy nghĩ, lối sống bộc lộ trong đời sống xã hội hiện nay. Qua đó, một vấn nạn cần được báo động, cảnh báo để có phương án phòng ngừa, ngăn chặn.Ở vụ án mạng tại Bắc Ninh, hung thủ chuẩn bị sẵn tâm lý giết người và còn đăng tải nội dung vĩnh biệt lên Facebook quả là hành vi đáng sợ, cho thấy nhận thức lệch lạc của đối tượng này. Đây là tính ích kỷ cao độ, thiếu lòng bao dung, độ lượng, thiếu tính nhẫn nại và coi thường tính mạng của người khác đã khiến đối tượng lựa chọn cách giải quyết là tước đoạt tính mạng của 2 nạn nhân để thỏa mãn cái tôi ích kỷ. Hành vi của đối tượng sẽ được xác định là có tính chất côn đồ, vì lý do nhỏ nhặt, ích kỷ mà thực hiện hành vi phạm tội.
Còn ông La Văn Thành cho biết đối tượng coi trọng cảm xúc của mình, đề cao danh dự bản thân mình cũng như của cha mẹ, gia đình mình mà xem nhẹ danh dự, thậm chí xem nhẹ tính mạng của người khác, coi thường pháp luật… Đây là biểu hiện đáng lo ngại trong một bộ phận giới trẻ hiện nay.
ThS. Hồ Minh Sơn, nhấn mạnh: “Cần tăng cường tổ chức nhiều cuộc toạ đàmg, hội thảo, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật để nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của mọi công dân để giảm thiểu những vụ án đau long…Từ đó, kịp thời phát hiện, ngăn chặn những hành vi nóng nảy, mất bình tĩnh, sử dụng không khí để giải quyết mâu thuẫn.
Cùng với đó, tăng cường đổi mới phương pháp giáo dục, đề cao giáo dục đạo đức, xây dựng những chuẩn mực đạo đức xã hội để con người giàu lòng nhân ái, biết yêu thương đồng loại, biết sẻ chia, hy sinh và giảm bớt cái tôi ích kỷ cá nhân. Bên cạnh. Đó, các cấp chính quyền cơ sở cũng như gia đình cần phải có phương án tuyên truyền, giáo dục, chấn chỉnh về lối sống, tư tưởng trong các mối quan hệ tình cảm, quan hệ hôn nhân. Những vụ án xảy ra thời gian qua chính là bài học cảnh tỉnh với mọi người, nhìn hậu quả đã diễn ra mà phòng tránh, ThS. Hồ Minh Sơn cho hay.
Bên cạnh đó, phương pháp giáo dục con của nhiều gia đình đang có vấn đề nghiêm trọng. Khi cuộc sống đầy đủ về vật chất, nhiều gia đình có xu hướng nuông chiều con cái, chạy theo cảm xúc, mong muốn, yêu cầu của con. Một số bậc cha, mẹ đã bất chấp tất cả để bảo vệ con cái, thậm chí cổ súy cả những hành vi sai trái, ích kỷ ngay từ nhỏ.
Về điều này, ThS. Hồ Minh Sơn phân tích dưới góc độ pháp luật, hung thủ sẽ phải chịu sự trừng phạt thích đáng với hành vi của mình gây ra. Đối tượng gây án sẽ bị truy tố về tội “Giết người” quy định tại Điều 123 BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 với tình tiết định khung hình phạt có thể là có động cơ đê hèn hoặc có tính chất côn đồ, với hình phạt cao nhất lên đến tử hình. Thế nhưng, hệ lụy sau đó thì không ai lường trước được. Đặc biệt là các vụ án gia đình, khi nạn nhân là chồng/hoặc vợ, người mất, kẻ đi tù, để lại đàn con thơ bơ vơ không nơi nương tựa, thiếu đi tình yêu thương, chăm sóc của cha mẹ, thậm chí, quan hệ thông gia vì thế cũng rạn nứt.
Nhằm ngăn chặn bạo lực gia đình, hành vi đánh người phải bị bắt giữ ngay.
Mới đây, vào chiều ngày 26/10, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi). Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải trình đã chỉ đạo chỉnh lý dự thảo luật theo hướng quy định chủ tịch UBND cấp xã có trách nhiệm xử lý hoặc phân công xử lý vụ việc bạo lực gia đình ngay sau khi tiếp nhận tin báo, tố giác về bạo lực gia đình.
Tại đây, TS Khuất Thu Hồng – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội (ISDS) nhìn nhận, luật pháp, chế tài liên quan đến bạo lực gia đình ở Việt Nam chưa nghiêm. Trong Luật phòng chống bạo lực gia đình nếu chồng đánh vợ thì Chủ tịch UBND phường, xã có quyền đưa ra lệnh không được tiếp xúc. Nhưng nhà người ta ở đó, không tiếp xúc thì đi ở đâu. Đáng lý ra phải giữ ngay người bạo hành ở đồn Công an, hay trụ sở UBND. Chứ ngăn cách, cấm tiếp xúc thì phải có chỗ ở cho họ.
Song song đó, trong trường hợp bị bạo hành, nạn nhân lại là người phải đi ra khỏi ngôi nhà của chính mình chứ không phải thủ phạm. Nghĩa là nạn nhân phải đi trốn. Hay quy định chồng đánh vợ thì phạt hành chính chồng. Cuối cùng vợ phải lấy tiền ra để nộp phạt cho chồng. Chưa kể trong luật thì biện pháp hòa giải không giải quyết được vấn đề tận gốc. Hòa giải thường “chín bỏ làm mười”, chồng giận thì vợ làm lành; vợ nhịn cho chồng khỏi đánh. Thế là phụ nữ phải nhịn nhục, chịu đựng.
Về vấn đề này, ThS. Hồ Minh Sơn cho rằng bạo lực gia đình phải là vấn đề xã hội, không phải là vấn đề riêng tư để giải quyết trong phạm vi gia đình. Một đứa trẻ bị cha mẹ đánh không phải là một đứa con nhà ai đó bị đánh mà là một thành viên của xã hội bị đánh. Cha mẹ bạo hành con không phải là dạy con mà là đang vi phạm quyền trẻ em. Pháp luật cũng phải tăng cường các chế tài để nâng cao trách nhiệm của cộng đồng, xã hội trong việc phát hiện, tố giác và can thiệp khi chứng kiến bạo lực.
Từ đây có thể thấy, trẻ em ngay khi biết nói đã phải được trang bị kiến thức về quyền của mình, về dịch vụ và các cơ sở hỗ trợ khi cần thiết. Con số 111 – Tổng đài hỗ trợ trẻ em – phải là con số nằm lòng của mọi đứa trẻ. Trẻ em phải được trang bị kỹ năng sống và kỹ năng sống sót. Loại kiến thức và kỹ năng này trẻ phải được dạy trước khi học đánh vần.
Ngoài ra, cha mẹ khi chuẩn bị sinh con phải được kiểm tra kiến thức về quyền trẻ em và các kỹ năng chăm sóc, nuôi dưỡng con trẻ… Các dịch vụ tư vấn tâm lý, hỗ trợ gia đình…cần phải được khuyến khích phát triển. Lâu nay quá chú trọng đến chiến lược tăng trưởng kinh tế mà lơ là chiến lược phát triển xã hội, phát triển con người.
Cũng theo ThS. Hồ Minh Sơn thẳng thắn chia sẻ nhằm giải quyết bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em, cần đầu tư vào giáo dục con người, không phải giáo dục kiểu nhồi nhét kiến thức để trở thành một cái máy tính luôn lỗi thời mà là giáo dục để thành người có kỹ năng sống; tăng cường đầu tư vào các dịch vụ chuyên nghiệp hỗ trợ giải quyết bạo lực và hỗ trợ nạn nhân, đừng “tiết kiệm” và che đậy bằng phương pháp hòa giải; tăng cường pháp luật và thực thi pháp luật như đã đề cập ở trên – tức là làm thật, xử thật; hoạch định chiến lược truyền thông để thay đổi nhận thức rằng bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em là vấn nạn xã hội và giải quyết vấn nạn này không phải chỉ trong phạm vi gia đình đằng sau cánh cửa đóng kín mà phải là của một hệ thống có trách nhiệm.
Như vậy, giáo dục con người để thay đổi nhận thức phải tinh tế, cần có thời gian, đầu tư bài bản, chú trọng vào nguồn lực và con người để xây dựng công cụ, phương pháp giáo dục đến nơi đến chốn chứ không chỉ hô khẩu hiệu, khuyên giải vài câu là xong. Thay đổi nhận thức là một quá trình để người dân tự thay đổi, tự nhận ra thì điều đó mới là bền vững.
Theo Văn Hải – Trần Danh/HNTTO