(PTTTO) – Kể từ năm 2015, Tổng cục dạy nghề (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội) tổ chức lần đầu tiên nhằm thực hiện chủ trương tổ chức hội thi thiết bị đào tạo tự làm và hội thi tay nghề cấp tỉnh, thành phố nhằm lựa chọn những thiết bị tiêu biểu để tham gia hội thi thiết bị đào tạo tự làm toàn quốc vào năm 2016.
Hình ảnh từ “Mô hình mô phỏng thực hành trang bị điện” của Trường Cao đẳng Cộng đồng Đắk Nông
Qua đó, Hội thi nhằm phát huy tính sáng tạo của giáo viên, học sinh trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, nâng cao chất lượng đào tạo nghề đồng thời phục vụ nhu cầu tuyển dụng lao động có tay nghề cao của các doanh nghiệp.
Nói về điều này, ThS. Hồ Minh Sơn – Chủ tịch HĐQL Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật&Kinh tế hội nhập (IRLPIE), Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC), Đại diện Tạp chí Nhiếp ảnh và Đời sống phía Nam, nhấn mạnh “Các giáo viên và học sinh thông qua việc tự làm các thiết bị đào tạo tự làm được ứng dụng trên lớp giúp học sinh tiếp cận kiến thức và kỹ năng tay nghề nhanh chóng và hiệu qủa hơn so với dạy lý thuyết. Hội thi tay nghề cũng là dịp giúp các thí sinh trao đổi kinh nghiệm học tập, rèn luyện tác phong lao động công nghiệp, kỷ luật, an toàn vệ sinh lao động nhằm khai thác tiềm năng trí tuệ, sức sáng tạo của đội nũ cán bộ, giáo viên, học sinh của các cơ sở dạy nghề góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.
Mới đây, chiều ngày 14/10/2022, Ban tổ chức Hội thi thiết bị đào tạo tự làm lần thứ VII năm 2022 đã bế mạc. Hội thi thiết bị đào tạo tự làm toàn quốc lần thứ VII, năm 2022 có 57 tỉnh, TP tham dự với tổng số 381 thiết bị đăng ký dự thi của 191 cơ sở GDNN, cơ sở đăng ký hoạt động GDNN diễn ra trong 5 ngày (từ ngày 10 đến 14.10.2022), tại TP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Tác giả Võ Thị Trường An (Trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau – Đơn vị đồng hành cùng Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế) cho rằng được sự động viên và tạo mọi điều kiện của BGH trường, hai nhóm tác giả của trường đã có nhiều cố gắng chuẩn bị chu đáo về cơ sở vật chất, trang thiết bị, kiến thức cũng như kỹ năng nghề cho các học sinh tham gia hội thi. Trong đó, bước chuẩn bị nội dung khá chu đáo, hồ sơ đầy đủ, đáp ứng theo yêu cầu của ban giám khảo. Các thiết bị tự làm mang đến hội thi lần thứ VII không chỉ tạo thuận lợi cho công tác dạy nghề mà còn mang lại hiệu qủa kinh tế cao như mô hình dạy nghề của trường…Thông qua hội thi không chỉ giúp bổ sung những thiết bị đồ dùng dạy học còn thúc đẩy phong trào tự nghiên cứu trong đội ngũ giáo viên, góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho lao động. Đặc biệt, các thiết bị dễ làm, nguyên vật liệu dễ kiếm, đơn giản và dễ ứng dụng, đem lại hiệu quả cao, góp phần giúp các giáo viên hình thành ý tưởng và thiết kế những thiết bị, thật sự hữu ích, gần gũi, mang tính ứng dụng cao.
Đại diện nhóm có mô hình “Thiết kế hệ thống tuần hoàn trong cá nước lợ – mặn” đạt Giải nhì tại Hội thi, tác giả Võ Thị Trường An (Trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau) cho biết mô hình tham dự Hội thi thể hiện sự yêu nghề, đam mê nghiên cứu khoa học, khả năng sáng tạo để nâng cao chất lượng giảng dạy, chất lượng đào tạo, nhất là các ngành nghề trọng điểm đúng thế mạnh của tỉnh Cà Mau. Đặc biệt, hội thi là cơ hội để nhà giáo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp được giao lưu, học tập kinh nghiệm, góp phần tạo nên sự sinh động, sôi nổi tại Hội thi và qua Hội thi có nhiều thiết bị, mô hình dạy học tự làm đã thể hiện tính khoa học và tính ứng dụng cao.
Tác giả Võ Thị Trường An cho rằng, trường đã có ý tưởng và xây dựng mô hình mang tính thị phạm dễ cho giảng dạy và học sinh cũng nhanh chóng tiếp thu…Đồng thời, khi làm mô hình này, các thầy cô trong nhóm cũng hiểu rõ hơn về các chi tiết, nguyên lý hoạt động của mô hình. Từ khi có mô hình này, việc giới thiệu nguyên lý phục vụ trong việc dạy học, thầy cô giáo không phải dạy quá nhiều lý thuyết mà học sinh vẫn nắm được kiến thức.
Có thể thấy, hội thi là sự kiểm nghiệm thực tế trong quá trình đào tạo tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp về tính sư phạm, các thiết bị đem đến hội thi toàn quốc lần thứ 7 được đánh giá là những phương tiện hữu ích, giúp các thầy cô giáo đạt hiệu quả thiết thực trong giảng dạy. Việc tổ chức giảng dạy trên các mô hình thu nhỏ, các thiết bị đào tạo tự làm đã làm tăng tính trực quan, giúp người học nhanh chóng tiếp thu được kiến thức và hình thành kỹ năng nghề.
Sự khác biệt của các thiết bị này còn tạo nên hứng thú cho người dạy, người học, trực quan hóa quá trình giảng dạy. Bên cạnh đó, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã phát huy khả năng sẵn có, thực hiện nhiệm vụ vừa giảng dạy, vừa nghiên cứu để sản xuất thiết bị, làm phong phú thêm nguồn trang thiết bị đào tạo trong nhà trường.
Theo ThS Hồ Minh Sơn chia sẻ qua quan sát về hội thi lần VII đã có sự chuyển biến tích cực về chất lượng, phong phú về nhóm nghề đào tạo, đa dạng về thể loại thiết bị, từ đồ dùng, mô hình dạy học đơn giản, mô hình dạy học đơn giản đến các thiết bị ứng dụng công nghệ kỹ thuật vi xử lý, lập trình phức tạp, công nghệ AI, công nghệ IoT. Trong đó, sự đa dạng của thiết bị tự làm tại hội thi cho thấy, thiết bị đào tạo tự làm đã thực sự trở thành cầu nối giữa thực tiễn khoa học và đào tạo, đáp ứng nhu cầu dạy và học trong các cơ sở đào tạo. Tuy nhiên, thông qua cuộc thi đã tạo được hiệu ứng tích cực trong việc khuyến khích, thúc đẩy phong trào sáng chế thiết bị đào tạo tại các cơ sở, số lượng thiết bị đào tạo ở các ngành nghề dự thi đã tăng lên khoảng 10% so với kỳ thi trước. Thế nhưng, vẫn chưa đáng kể so với tổng ngành nghề đang đào tạo hiện nay. Nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp chưa tổ chức tốt phong trào tự làm thiết bị đào tạo gắn kết với các hoạt động chuyên môn, chưa khuyến khích thầy cô giáo tự nghiên cứu sáng tạo thiết bị, nâng cao chất lượng đào tạo, học sinh sinh viên học tập nâng cao kỹ năng nghề.
Việc tự nghiên cứu, sản xuất thiết bị đào tạo trở thành nhiệm vụ quan trọng của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Nếu làm tốt công tác này thì hàng năm sẽ cung cấp một số lượng đáng kể thiết bị đào tạo, không chỉ được sử dụng tại cơ sở đào tạo mà còn có thể cung cấp cho nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp khác, góp phần giảm áp lực đầu tư ngân sách cho giáo dục nghề nghiệp.
ThS. Nguyễn Quốc Hà Trường – Cao đẳng Cộng Đồng Đắk Nông (Đơn vị đồng hành Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế) cho biết các thiết bị đào tạo tự làm của các nhóm tác giả tạiHội thi lần thứ VII đã phản ánh sự quan tâm, đầu tư của Tập thể BGH nhà trường và của lãnh đạo UBND tỉnh và các sở ngành, cũng như sự đam mê, nhiệt huyết của các nhà giáo trong nghiên cứu khoa học, sản xuất chế tạo các thiết bị đào tạo tự làm phục vụ cho quá trình dạy và học hiệu quả, thiết thực đúng với yêu cầu của nội dung đào tạo.
Đại diện nhóm tác giả đạt giải, thầy Nguyễn Quốc Hà chia sẻ xuất phát từ quá trình đào tạo thực tiễn theo phương pháp truyền thống tại trường, để hình thành được kỹ năng, người học phải thao tác rất nhiều lần trên thiết bị thật, từ đó dẫn đến hao mòn máy móc, giảm tuổi thọ thiết bị, tiêu hao nguyên vật liệu, tăng chi phí đào tạo. Các giảng viên tự làm đều là mô hình thực tế ảo, có tính năng ưu việt hơn hẳn những thiết bị truyền thống, giúp người học nắm bắt được cấu tạo, nhận dạng các bộ phận chi tiết của thiết bị một cách hiệu quả, nhanh chóng.
Dịp này, ThS. Hồ Minh Sơn cho biết thêm trải qua các kỳ hội thi đã cho thấy lợi ích to lớn, hiệu quả và ý nghĩa thiết thực của việc tự sản xuất thiết bị đào tạo của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Nhiều thiết bị tự làm đã đáp ứng tốt các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng của chương trình đào tạo và được sử dụng tối đa trong quá trình dạy học của các trường cao đẳng, trung cấp nghề. Ngoài ra, đây là sự chuyển biến tích cực về chất lượng, phong phú về nhóm nghề đào tạo, đa dạng về thể loại thiết bị, từ đồ dùng, mô hình dạy học đơn giản, mô hình dạy học đơn giản đến các thiết bị ứng dụng công nghệ kỹ thuật vi xử lý, lập trình phức tạp, công nghệ AI, công nghệ IoT. Sự đa dạng của thiết bị tự làm tại hội thi đã khẳng định, thiết bị đào tạo tự làm đã thực sự trở thành cầu nối giữa thực tiễn khoa học và đào tạo, đáp ứng nhu cầu dạy và học trong các cơ sở đào tạo.
Từ đây, cho thấy hội thi lần thứ VII cũng phản ánh sự quan tâm, đầu tư của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, sự đam mê, nhiệt huyết của các nhà giáo giáo dục nghề nghiệp trong việc nghiên cứu khoa học, sản xuất chế tạo các thiết bị đào tạo tự làm phục vụ cho quá trình dạy và học hiệu quả, thiết thực đúng với yêu cầu của nội dung đào tạo và vị trí việc làm của các doanh nghiệp hiện nay.
Tin rằng, thông qua hội thi thì phong trào thiết bị tự làm tiếp tục được lan tỏa, các cơ quan quản lý và cơ sở đào tạo sớm nghiên cứu tạo cơ chế phù hợp để thúc đẩy phong trào sản xuất thiết bị đào tạo ngày càng hiệu quả, chất lượng hơn; Xem xét việc hàng năm dành một phần kinh phí để hỗ trợ tự sản xuất thiết bị đào tạo, có chính sách để các thiết bị đào tạo tự làm đạt giải cao trong các hội thi toàn quốc có chỗ đứng trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; Xây dựng chính sách để khuyến khích phong trào nghiên cứu, sáng tạo, tự thiết kế, chế tạo thiết bị đào tạo trở thành công việc thường xuyên trong hoạt động của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Theo Văn Hải – Trần Danh/Bestlife.net.vn