(PTTTO) – Với hai đặc điểm quan trọng nhất của mạng xã hội là tính xã hội (social) và giao tiếp kết nối (network). Sau đó, mạng xã hội như Facebook hay Twitter trở thành phương tiện truyền thông (media) là bước phát triển ngoài dự kiến ban đầu của những người thiết lập nên mạng xã hội.
Nếu cư dân mạng tung tin giả trên Facebook bị xử phạt 10 – 20 triệu đồng
Vì vậy, việc chuyển hướng quan trọng này mà mạng xã hội như một lẽ tất yếu trở thành kho thông tin khổng lồ. Trên không gian mạng, các cư dân mạng không đơn thuần chỉ là người tiếp nhận tin tức mà chính họ còn là người sản xuất tin tức.
Trong đó, không chỉ các cá nhân mà các doanh nghiệp, ngày càng sử dụng mạng xã hội nhiều hơn như một hình thức giao tiếp xã hội hay để tiếp thị hàng hóa, dịch vụ. Mặt khác, mạng xã hội là nơi các cư dân mạnh còn dùng để chia sẻ kiến thức, thông tin, ý kiến một cách dễ dàng nhất…Thế nhưng, nó cũng là nơi phát tán nhiều nhất các thông tin sai lệch, các phát ngôn thù hận hay nội dung mang tính lừa đảo, trái pháp luật.
Tuy nhiên, vi phạm pháp luật trên mạng xã hội cũng dẫn đến hậu quả pháp lý theo quy định của pháp luật. Mạng xã hội đã không còn là “vùng vô luật” như trước đây.
Vì lẽ đó, chỉ một cú share chỉ đơn giản bằng một cú nhấp chuột, thậm chí bằng cái gạt tay khẽ trúng màn hình của một người dùng FB, nếu thiếu trách nhiệm, rất có thể sẽ làm nhân lên một “tin vịt”. Bởi, khác với thông tin trên báo chí, thông tin trên mạng xã hội là thông tin chưa được kiểm chứng.
Nhà báo – Luật gia Hồ Minh Sơn – Chủ tịch HĐQL Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật&Kinh tế hội nhập (IRLPIE), Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC), Đại diện Tạp chí Nhiếp ảnh và Đời sống cho hay theo Nghị định 15/2020/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, CNTT và giao dịch điện tử đã chính thức có hiệu lực. Điển hình, tại khoản a, điểm 1, Điều 101 của Nghị định này. Điều 101 của Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định rất cụ thể về biện pháp xử lý đối với các hành vi vi phạm quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội.
Vì vậy, nếu có ai đó lợi dụng mạng xã hội để thực hiện hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân sẽ bị xử lý với mức phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng, Nhà báo – Luật gia Hồ Minh Sơn khuyến nghị.
Đặc biệt, hiện có rất nhiều trăn trở của người dùng mạng xã hội về việc các quy định pháp lý liên quan đến việc xử phạt người đăng tải nội dung xấu, độc, trái pháp luật trên mạng xã hội tương đối rõ ràng, thì quy định về việc sử dụng các chức năng “phản hồi” trên mạng xã hội ra sao?
Có thể thấy, bất cứ ai sử dụng không gian mạng xã hội đều biết đến chức năng like (thích) và chức năng share (chia sẻ) gắn với mỗi nội dung đăng tải…Tin rằng, trước khi chia sẻ hoặc chia sẻ thì cần phải đọc rõ nội dung. Bởi, khi bạn bấm vào like thì người đó đã thể hiện sự đồng tình hay yêu thích nội dung đó, khi bấm vào share xem như đã quyết định chia sẻ nội dung đó trên mạng xã hội…Do vậy, nếu chưa đọc kỹ hay xác thực đã vội vàng chia sẻ hay bấm thích thì khi người đăng tải nội dung xấu, độc, trái pháp luật, thì hành vi like hay share các nội dung này liệu có gây ra hậu quả pháp lý cho người thực hiện hay không?
Chia sẻ về điều này, Nhà báo – Luật gia Hồ Minh Sơn trích dẫn theo khoản a, điểm 1, Điều 101, Nghị định 15/2020 bao gồm 2 hành vi dẫn tới việc xử phạt vi phạm hành chính. Đó là hành vi “cung cấp” và hành vi “chia sẻ” thông tin. Theo đó, nếu lỗi vi phạm xuất hiện khi thông tin được “cung cấp”, “chia sẻ” là “thông tin giả mạo”, “thông tin sai sự thật”. Mục đích vi phạm được xác định rõ là nhằm “xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân”. Đây chắc chắn phải là một hành động cố ý. Ngoài ra, nếu cố tình đăng tải các thông tin sai sự thật trên mạng xã hội Facebook, người dân sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo Điều 101 của Nghị định 15/2020, nặng hơn là xử lý hình sự.
Trong khi đó, mỗi người dùng mạng xã hội có thể có quyền thể hiện sự đồng tình, hay bất đồng với một quan điểm nào đó, là quyền tự do của mỗi người, nhưng đâu là giới hạn của sự tự do đó. Thế nhưng, Luật An ninh mạng cấm các hành vi đưa thông tin trái pháp luật trên không gian mạng, như đưa thông tin sai sự thật gây hoang mang, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế – xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác, hay thông tin về hoạt động mại dâm, tệ nạn xã hội, mua bán người; đăng tải thông tin dâm ô, đồi trụy, tội ác; phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng, hay thông tin xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội. Một số quy định tương tự có thể thấy trong Luật An toàn thông tin mạng, Luật Công nghệ thông tin…Nhà báo – Luật gia Hồ Minh Sơn cho hay thêm.
Theo Nhà báo – Luật gia Hồ Minh Sơn dẫn chứng thêm tại khoản 1 điều 101 của Nghị định 15/2020/NĐ-CP thì hành vi “cung cấp, chia sẻ” trên mạng xã hội những thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín hay thông tin không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc, thông tin “miêu tả tỉ mỉ” hành động chém, giết, tai nạn, kinh dị, rùng rợn, thông tin kích động bạo lực…sẽ bị xử phạt hành chính từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Như vậy, nếu bấm vào nút like, tuy không là hành vi “chia sẻ” chủ động như việc bấm vào nút share. Thế nhưng, có thể tạo ra các tương tác khiến thông tin đó xuất hiện nhiều hơn trên Facebook của “bạn bè” người có hành vi này và điều này có thể thỏa mãn yếu tố “cung cấp, chia sẻ” thông tin xấu, độc, và có thể rơi vào phạm vi áp dụng của điều 101 nghị định 15/2020/NĐ-CP.
Có thể khẳng định rằng, theo luật thì không chỉ với hành vi tung tin xấu, độc mà việc tương tác hay chia sẻ các thông tin này trên mạng xã hội cũng có thể dẫn tới hậu quả pháp lý với mức độ nghiêm trọng tùy thuộc vào từng tình huống cụ thể. Do đó, người dùng mạng xã hội cần phải suy nghĩ kỹ trước khi share hay like trên mạng xã hội.
Song song đó, các cư dân mạng không nên lạm dụng mạng xã hội để đưa thông tin sai sự thật, không có căn cứ, dù chỉ nhằm mục đích trêu đùa, không có chủ đích xâm phạm đến quyền lợi của người khác. Tin rằng, mọi người dùng không gian mạng xã hội cần phải cảnh giác, chọn lọc thông tin, không nên chia sẻ những thông tin chưa được xác thực, thiếu cơ sở. Đồng thời, nên tiếp nhận thông tin thông qua các trang chính thống, có uy tín để tránh những hậu quả đáng tiếc do sự thiếu hiểu biết, bị các đối tượng xấu lợi dụng.
THEO NGHỊ ĐỊNH 15/2020/NĐ-CP CÓ 8 HÀNH VI VI PHẠM KHI SỬ DỤNG MXH BỊ XỬ PHẠT 10-20 TRIỆU ĐỒNG
1/ Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;
2/ Cung cấp, chia sẻ thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan, dâm ô, đồi trụy, không phù hợp thuần phong, mỹ tục của dân tộc;
3/ Cung cấp, chia sẻ thông tin miêu tả tỉ mỉ hành động chém, giết, tai nạn, kinh dị, rùng rợn;
4/ Cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong Nhân dân, kích động bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội, đánh bạc hoặc phục vụ đánh bạc;
5/ Cung cấp, chia sẻ các tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản ấn phẩm mà không được sự đồng ý của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc chưa được phép lưu hành, hoặc đã có quyết định cấm lưu hành, hoặc tịch thu;
6/ Quảng cáo, tuyên truyền, chia sẻ thông tin về hàng hóa, dịch vụ bị cấm;
7/ Cung cấp, chia sẻ hình ảnh bản đồ Việt Nam nhưng thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia;
8/ Cung cấp, chia sẻ đường dẫn đến thông tin mạng có nội dung bị cấm.
Văn Hải – Ngọc Danh