(PTTTO) – Năm 2020 – Sự phát triển của chuyển đổi số đã được nâng lên một tầm cao mới. Hiện tại, 89% các doanh nghiệp đã bắt đầu áp dụng các chiến lược kinh doanh ưu tiên kỹ thuật số hoặc bắt đầu xây dựng các chiến lược tương tự, 87% các công ty tin rằng các công nghệ kỹ thuật số sẽ ảnh hưởng lớn đến các ngành của doanh nghiệp. Trong tương lai, các nhu cầu cho các công nghệ kỹ thuật số sẽ tiếp tục phát triển.
Chuyển đổi số và Số hóa tương đồng nhau trong việc áp dụng công nghệ vào phát triển các quy trình của doanh nghiệp. Công nghệ được áp dụng có thể đơn giản như việc đăng tải các file vào mạng nội bộ của công ty, hoặc phức tạp hơn như là Máy học hoặc Phân tích Big Data.
Mặc dù vậy, Chuyển đổi số và Số hóa vẫn còn khác nhau ở các yếu tố như nhân tố con người, giá trị bền vững. Từ đó, đối với Chuyển đổi số, cả quy trình hoạt động và tất cả các nhân viên trong công ty từ ban lãnh đạo đến dàn nhân viên đều cần phải được cải tiến để trở nên linh hoạt hơn và am hiểu hơn về công nghệ. Trên thực tế: 5 nhân tố giúp các doanh nghiệp có thể Chuyển đổi số thành công nằm ở các yếu tố con người: Khả năng lãnh đạo, khả năng xây dựng, tạo động lực cho nhân viên, giao tiếp và cuối cùng là cải thiện các công nghệ trong công cụ.
Bên cạnh đó, Chuyển đổi số chính là các nỗ lực mà cần phải được lên kế hoạch kỹ càng và tốn nhiều thời gian để có thể hoạt động một cách hiệu quả nhất. Không giống như Chuyển đổi hóa, Chuyển đổi số không yêu cầu doanh nghiệp phải áp dụng nhiều công nghệ hiện đại vào việc vận hành hay bắt buộc phải có kết quá ngay lập tức. Chính vì vậy, nên quy trình Chuyển đổi số sẽ bao gồm nhiều dự án Chuyển đổi hóa. Đồng thời, tính bền vững của Chuyển đổi số có thể được diễn ra ở nhiều nhân tố khác nhau như là sự tích hợp, và sự củng cố của các công nghệ, hay là các tư duy phát triển hướng đến khách hàng.
Điển hình, công nghệ số chỉ được doanh nghiệp chủ yếu áp dụng đối với các hoạt động quản trị, logistics, marketing, bán hàng… trong khi khâu quan trọng nhất là sản xuất lại chưa thực sự được chú trọng. Mới đây, tại Hà Nội, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã tổ chức hội thảo vào ngày 9/3/2022 có chủ đề “Vượt qua đại dịch – Chuyển đổi số để phục hồi và tăng trưởng sản xuất” là một trong những yếu tố cốt lõi của Chuyển đổi số.
Chia sẻ về điều này, Luật gia Hồ Minh Sơn – Viện trương Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC) cho rằng, trong thời điểm dịch Covid – 19 diễn biến phức tạp thì việc sống chung với dịch là thời điểm quan trọng…Qua đó, đây cũng một là “cú huých” để doanh nghiệp nhận ra tính ưu việt của chuyển đổi số và yêu cầu cấp bách hơn nữa của quá trình chuyển đổi số trong doanh nghiệp.
Trong khi đó, khái niệm chuyển đổi số hiện thường xuyên được nhắc đến ở mọi lĩnh vực…Trong đó, doanh nghiệp starup, doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp lớn, cho đến các tỉnh, thành phố và Chính phủ. Như vậy, việc chuyển đổi số là quy trình kinh doanh thời công nghệ số, văn hoa và trải nghiệm khách hàng, được xem là chìa khoá để các doanh nghiệp thay da đổi thịt…
Có thể thấy, tỷ lệ doanh nghiệp lớn ứng dụng các công nghệ số cao hơn, nhưng các doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng đã dần bắt kịp. Mặt khác, tỷ lệ các doanh nghiệp sản xuất chế biến ứng dụng các công nghệ số cao hơn so với các doanh nghiệp phi sản xuất. Tuy nhiên, điểm đáng lưu tâm khi công nghệ số chỉ được doanh nghiệp chủ yếu áp dụng đối với các hoạt động quản trị, logistic, marketing, bán hàng,… trong khi khâu quan trọng nhất là sản xuất lại chưa thực sự được chú trọng.
Theo Luật gia Hồ Minh Sơn – Viện trương Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC) cho hay, nhằm chuyển đổi số thành công, doanh nghiệp không thể chỉ đầu tư mua sắm ứng dụng các thiết bị, công nghệ số mà phải đổi mới tư duy, đổi mới mô hình kinh doanh, xác lập mô hình quản trị dựa trên công nghệ số.
Tương tự, ông Huỳnh Hoà Hiệp – CEO DELIVN (Doanh nghiệp thành viên của Viện IMRIC – Hoạt động trong lĩnh vực tư vấn, cung cấp các giải pháp chuyển đổi số toàn diện) chia sẻ về kinh nghiệm chuyển đổi số, doanh nghiệp đã phải tìm phương án phù hợp bằng cách phân tích các quy trình kinh doanh và phát hiện các quy trình chưa hoàn thiện hoặc cần được cải thiện. Cùng với đó, Công ty sẽ lựa chọn hệ thống đem lại giá trị đầu tư cao nhất. Ông Huỳnh Hoà Hiệp, nhấn mạnh: “Đắt nhất không có nghĩa là phù hợp nhất, nên phải lập kế hoạch ngân sách hiệu quả”. Song song đó, có thể thấy việc quản lý hoạt động và chi phí sản xuất một cách hiệu quả. Vì vậy, Công ty đã lựa chọn giải pháp xây dựng nhà máy thông minh, với công nghệ linh hoạt và hiện đại để hỗ trợ mở rộng kinh doanh.
Cũng theo Luật gia Hồ Minh Sơn – Viện trương Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC) cho hay, câu chuyện về vấn đề thành công về chuyển đổi số cho thấy, những người “tiên phong” trong chuyển đổi số là những người sẵn sàng thay đổi, sẵn sàng từ bỏ các mô hình kinh doanh truyền thống để thiết lập mô hình kinh doanh mới, sáng tạo lại các chuỗi cung ứng và quy trình ra quyết định, loại bỏ những công đoạn trung gian, rườm rà. Viện trưởng Viện IMRIC, nhấn mạnh: “Cần phải đổi mới mô hình kinh doanh chính là rào cản lớn nhất cho quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp, ngoài các vấn đề khó khăn khác liên quan đến nguồn lực tài chính, năng lực công nghệ, lựa chọn giải pháp tối ưu và tìm kiếm các đối tác tin cậy”.
Dịp này, Luật gia Hồ Minh Sơn – Viện trương Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC) cũng đề xuất, Chính phủ cần có thêm những hỗ trợ để doanh nghiệp dễ dàng hơn trong chuyển đổi số. Đặc biệt, xây dựng nên các quy tắc, quy định thúc đẩy kinh doanh không dùng giấy tờ; hỗ trợ tài chính cho ứng dụng công nghệ số và minh bạch hóa các quy tắc, quy định về quản lý dữ liệu…
Tin rằng, các doanh nghiệp buộc phải chuyển mình để thích nghi với trạng thái bình thường mới, khi nhà nhà chuyển đổi số, người người chuyển đổi số thì DN không có cách nào khác nếu muốn phát triển bền vững trong nền kinh tế số…
Văn Hải – Tấn Trung