(PTTTO) – Chiều tối ngày 14/3/2023, trước thềm diễn ra đêm thi bán kết và chung kết. Các thí sinh quốc tế của Miss Business Global, đã có chuyến thăm quan, trải nghiệm trong chương trình tìm hiểu giao lưu tôn vinh bản sắc, truyền thống văn hoá của các dân tộc Việt Nam tại quảng trường huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông.
Bí thư Huyện uỷ huyện Krông Nô Nguyễn Tấn Bi, Phó Chủ tịch HĐND huyện H’Thuỷ Bon Jốc Ju Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Nguyễn Xuân Danh; Tiến sĩ Hồ Minh Sơn; nghệ nhân kim hoàn quốc gia Hồ Thị Thanh Hương; Nhà báo Hồ Phú Quốc chụp ảnh lưu niệm cùng các thí sinh
Tiếp đón đoàn thí sinh có: Bí thư Huyện uỷ huyện Krông Nô Nguyễn Tấn Bi, Phó Chủ tịch HĐND huyện H’Thuỷ Bon Jốc Ju, Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Nguyễn Xuân Danh; cùng dự còn có Lãnh đạo UBND, Lãnh đạo các xã – Thị trấn. Đặc biệt, Quảng trường trung tâm huyện Krông Nô bùng nổ khi có hơn 3000 người dân của huyện đến tham gia ủng hộ cho chương trình giao lưu của Miss Business Global 2023.
Nghệ nhân kim hoàn quốc gia Hồ Thị Thanh Hương cùng các thí sinh thích thú chụp ảnh lưu niệm
Về phía đoàn Cuộc thi Hoa hậu Doanh nhân Toàn cầu có đơn vị chỉ đạo Tiến sĩ. Nhà báo – Luật gia Hồ Minh Sơn – Chủ tịch HĐQL Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật&Kinh tế hội nhập (IRLIE), Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC), Đại diện TC Nhiếp ảnh & Đời sống PN; Nhà báo Trương Hữu Phước – CVP Viện IMRIC, TC Nhiếp ảnh & Đời sống PN; Trưởng BGK Quốc tế – Nghệ nhân Kim hoàn QG Hồ Thị Thanh Hương; Trưởng BTC cuộc thi Bezi Đường; Phó BTC cuộc thi Jonny Hoàng Long; Nhà báo Hồ Phú Quốc – TĐD Tc Doanh nhân pháp lý; Tiến sĩ Lê Ánh Dương – Phó Giám đốc Chi nhánh miền Trung – Tây Nguyên; cùng 22 thí sinh của cuộc thi.
Các thí sinh thích thú thực hiện điệu nhảy Sạp cùng các nghệ nhân
Krông Nô là huyện miền núi, cách Thành phố Gia nghĩa 95 km về phía Đông Bắc, có quốc lộ 28, tỉnh lộ 03 chạy qua thuận lợi cho việc kết nối các tour, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh và các vùng lân cận Buôn Ma Thuột, Đà Lạt, Bảo Lộc, Bình Phước… Địa phương có tiềm năng, thế mạnh văn hóa, Krông Nô là vùng đất có một di sản văn hoá thế giới không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, di sản phi vật thể Quốc gia nghệ thuật trình diễn dân gian NAU M’PRING (dân ca) của người M’Nông, nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh được công nhận cấp quốc gia, nhiều lễ hội truyền thống mang đậm nét văn hoá bản sắc dân tộc…
Các thí sinh thích thú thưỡng lãm các món ăn dân dã
Bên cạnh đó, huyện Krông Nô có đến 26 dân tộc anh em sinh sống, trong đó có 2 dân tộc bản địa là M’Nông Prech và Ê Đê Bih tạo nên sự giao thoa văn hóa vùng miền giữa các dân tộc. Cộng đồng dân tộc thiểu số tại chỗ có lịch sử cư trú lâu đời, đời sống sinh hoạt và sản xuất gắn liền với núi rừng, nương rẫy… Đã hình thành nên một kho tàng di sản văn hoá hết sức độc đáo, đa dạng và phong phú, nổi bật là cồng chiêng, diễn tấu cồng chiêng, các loại nhạc cụ dân gian truyền thống (Đinh năm, Đinh tút, Gông rêng, Nung, Wao, Rlét M’buốt…), hát kể sử thi, các nghi Lễ, Lễ hội, dệt thổ cẩm, đan lát…Đặc biệt, là các làn điệu dân ca, dân vũ luôn phản ánh thế giới quan tín ngưỡng đa thần, không chỉ riêng về đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ mà còn làm nổi bật nét đẹp bản sắc văn hóa riêng của huyện Krông Nô. Đối với các dân tộc di cư, đa số là các dân ngoài phía Bắc vào sinh sống đồng nghĩa với việc mang theo bản sắc văn hoá truyền thống của từng dân tộc tạo nên một bức tranh văn hoá đa dạng, phong phú trên mảnh đất Krông Nô.
Các đại biểu, các thí sinh, các nghệ nhân chụp ảnh lưu niệm
Huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông là vùng đất hội tụ nền văn hoá của đông đảo các dân tộc, có tổng dân số khoảng 19.783 hộ, 81.826 người thuộc 26 thành phần dân tộc, được thiên nhiên ưu đãi với nhiều danh lam thắng cảnh. Đặc biệt là có hệ thống núi lửa thuộc vùng lõi của Công viên địa chất Đắk Nông, sông Krông Nô hùng vĩ trãi dài từ đầu đến cuối huyện. Với những lợi thế sẵn có, Krông Nô đã và đang từng bước phát triển du lịch gắn với Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông trên địa bàn.
Tiến sĩ Hồ Minh Sơn, Ông Nguyễn Tấn Bi, Bà Hồ Thị Thanh Hương, Ông Nguyễn Xuân Danh, Nhà báo Hồ Phú Quốc, Bà H’Thuỷ Bon Jốc Ju, Tiến sĩ Lê Ánh Dương. Tại buổi giao lưu
Cụ thể, chương trình giao lưu là một trong những hoạt động bên lề của cuộc thi, với mục đích giới thiệu về bản sắc truyền thống văn hoá dân tộc của cộng đồng người đồng bào anh em tại địa phương và góp phần quảng bá, thúc đẩy xúc tiến là điều kiện để phát triển các sản phẩm du lịch cảnh quan, mạo hiểm, khám phá, văn hóa, lịch sử và mô hình du lịch cộng đồng.
Các đại biểu cùng các thí sinh thưởng thức rượu cần
Cuộc thi Hoa hậu Doanh nhân toàn cầu 2023, là một cuộc thi chuyên nghiệp, giàu giá trị nhân văn tầm quốc tế, luôn đề cao các hoạt động cộng đồng, phát triển kinh tế. Chính vì thế, Đắk Nông là địa điểm đã được ban tổ chức chọn để trở thành nơi tổ chức cuộc thi nhằm góp phần quảng bá văn hóa, cảnh đẹp, con người hiếu khách tại nơi đây và hoạt động giao lưu văn hoá truyền thống dân tộc tại huyện Krông Nô là địa điểm ghé thăm đầu tiên của các thí sinh Hoa hậu Doanh nhân toàn cầu 2023.
Tại đây, các thí sinh có những trải nghiệm thú vị và quay clip truyền thông, giới thiệu, quảng bá du lịch, văn hóa; đồng thời tham gia các hoạt động đặc sắc riêng của cộng đồng người dân tộc ít người. Tìm hiểu đặc sản về ẩm thực, bản sắc riêng về âm nhạc, trang phục đậm nét Tây Nguyên.
Phần trải nghiệm văn hóa dân gian với diễn tấu cồng chiêng, hát dân ca, phục dựng lễ hội mừng lúa mới, trình diễn trang phục truyền thống, nhảy sạp, đốt lửa trại…các thí sinh tìm hiểu về trang phục truyền thống của các dân tộc mang nhiều màu sắc rực rỡ, hoa văn phong phú, mang ý nghĩa văn hóa dân tộc.
Phần trải nghiệm ẩm thực: uống Rượu cần với những món ăn ẩm thực mang đậm đà bản sắc văn hoá vùng miền, mỗi món ăn là những sản vật của địa phương như: cơm lam, thịt nướng, cá nướng, thịt chua…được chuẩn bị chu đáo, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đã tạo nên sự hấp dẫn, mới lạ. Đây cơ hội để giới thiệu, quảng bá văn hóa ẩm thực quê hương, các thí sinh quốc tế được khám phá những món ăn đa dạng đến từ các vùng miền.
Đặc biệt, màn trình diễn Catwalk ngẩu hứng của các thí sinh của Miss Business Global mộc tại quảng trường huyện Krông Nô đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của đồng bào nhân dân huyện nhà. Người dân phấn khởi mong muốn tỉnh Đắk Nông liên tục tổ chức những chương trình giao lưu văn hoá như thế để xúc tiến, quảng bá hình ảnh, con người Đắk Nông đến với bạn bè thế giới.
Đặc trưng văn hoá của đồng bào dân tộc tại chỗ nói riêng và đồng bào dân tộc thiểu số nói chung là tín ngưỡng đa thần (vạn vật hữu linh). Do đó cuộc sống của họ thường gắn liền với thiên nhiên, lễ hội, cồng chiêng, rượu cần, trang phục truyền thống và cách ứng xử với thiên nhiên đã được chắt lọc từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đời sống tinh thần gắn liền với cỏ cây hoa lá, với thiên nhiên được nhân cách hoá vào đời sống hàng ngày qua hoạ tiết, hoa văn; cồng chiêng; rượu cần và lễ hội. Tuy nhiên, một số lễ hội của người dân bản địa đang có nguy cơ ngày càng mai một do ảnh hưởng của nền văn hoá hiện đại, môi trường không gian bị phá vỡ, vai trò của Già làng ngày càng mờ nhạt…
Phát biểu khai mạc, Tiến sĩ Hồ Minh Sơn khẳng định lễ Hội giao lưu “Tôn vinh bản sắc, Truyền thống văn hóa của các dân tộc Việt Nam” là chương trình giao lưu bản sắc văn hóa giữa các dân tộc lẫn nhau nhằm giới thiệu đến bạn bè thế giới biết đến nền văn hóa truyền thống đã sắc tộc tại nơi đây, lễ hội góp phần kiến tạo thêm về một Krông Nô về nếp giữ gìn, kế thừa và phát huy cho thêm món ăn tỉnh thần cho người dân nơi đây. Với mục đích tôn vinh vẻ đẹp trí tuệ, tài năng cùng sự tự tin, năng động của những nữ doanh nhân tiêu biểu trong thời kỳ hội nhập trước sự phát triển như vũ bão của cuộc CMCN 4.0 nhưng vẫn giữ gìn và phát huy vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam và phụ nữ trên thế giới, cổ vũ động viên tích cực cùng với sự phát triển của đất nước trong thời đại mới.
Tiến sĩ Hồ Minh Sơn khẳng định cuộc thi nhằm lựa chọn những đại diện danh giá thời đại mới cho đấu trường nhan sắc Việt, nâng tầm nhan sắc Việt trên bản đồ nhan sắc doanh nhân trên thế giới. Góp phần thực hiện nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đắk Nông lần thứ XII, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đã xác định “Phát triển du lịch trên nền tảng phát huy các lợi thế tự nhiên, các giá trị văn hóa, đặc trưng sinh thái bản địa”. Điều này rất phù hợp với các điều kiện về tự nhiên, văn hóa, xã hội của địa phương. Việc tổ chức cuộc thi Hoa hậu Doanh nhân toàn cầu – sự kiện văn hóa nổi bật trong đời sống của nữ doanh nhân Việt Nam, nữ doanh nhân trên thế giới trong một không gian lịch sử, văn hóa như vậy tôi tin chắc chắn nâng tầm của cuộc thi và ngược lại, cuộc thi cũng góp phần quảng bá và tôn vinh những cái hay, cái đẹp, những giá trị văn hoá, con người thân thiện, Hiếu khách… giờ đây đã được biết đến rộng rãi và mang tầm quốc tế của mảnh đất Đắk Nông nói riêng và của Tây Nguyên, của đất nước Việt Nam nói chung.
Dịp này, Tiến sĩ Hồ Minh Sơn nhìn nhận do thời gian chuẩn bị không đủ dài, hơn nữa trùng vào dịp mà lễ hội diễn ra ở nhiều nơi. Và, cuộc thi này mang tính quốc tế…sẽ khó tránh được thiếu sót. Với tư cách cơ quan chỉ đạo để Công ty TNHH Giải trí LD thành viên Viện IMRIC thực hiện cuộc thi, tôi mong nhận được sự góp ý, cảm thông của địa phương và những người quan tâm đến cuộc thi này…Đồng thời, thay lời BTC, chân thành cảm ơn Thương trực Tỉnh ủy, Ubnd tỉnh, các Sở ngành trong tỉnh Đắk Nông. Đặc biệt, xin cảm ơn và chúc Thường trực Huyện ủy, Hnd, Ubnd huyện Krông Nô cùng toàn thể các cơ quan, ban ngành trong huyện và bà con nhân dân trong huyện luôn mạnh khỏe, an khang và thịnh vượng….
Khẳng định, bảo tồn và phát huy văn hóa vật thể, phi vật thể của cộng đồng các dân tộc trên địa bàn huyện và Việc giao lưu Văn hóa truyền thống giữa các dân tộc nơi đây nói riêng và các nước nói chung đã tạo điều kiện đôi bên trao đổi, thưởng thức, trình diễn, kết tạo nên giá trị “món ăn” tinh thần học hỏi giữa Việt Nam nói chung, Đắk Nông, huyện Krông Nô nói riêng với bạn bè trên thế giới.
Theo Minh Sơn – Hữu Ước/HNTTO