(PTTTO) – Trong suốt thời gian gần đây, nhiều người dùng mạng xã hội TikTok có lượng theo dõi lớn review đồ ăn, với nhiều nhận xét tiêu cực khiến một số chủ quán gặp khó khăn vì mất khách…
Câu chuyện cổ tích thời hiện đại 4.0
Điển hình, vào trung tuần tháng 4/2023, trên không gian mạng xã hội lan truyền hình ảnh một quán ăn dán biển cấm TikToker V.H.L, người vấp phải ý kiến trái chiều vì những clip review đồ ăn của mình.Từ đó, nhiều người cho rằng, đánh giá khen chê của H.L quá cá nhân và TikToker này cũng không có đủ hiểu biết về những món ăn, hàng quán mà mình đến review. Trước làn sóng chỉ trích đó, H.L đã đăng clip xin lỗi, tuyên bố dừng review hàng quán.
Một TikToker tham gia review dù chưa biết gì về câu chuyện thương hiệu của “Bò tơ Dã chiến” số 116, đường Hùng Vương đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến thương hiệu này. Hiện, ông Trần Thế Hùng đã uỷ quyền cho luật sư tham gia bảo vệ, chắc rằng tới đây Trung tâm tư vấn pháp luật sẽ có văn bản gửi Sở TTTT tỉnh Lâm Đồng về TikToker này
Tương tự, một câu chuyện thật dài và trầm buồn giữa thời tiết se lạnh và mù sương đặc thù của đêm Đà Lạt. Ông Trần Thế Hùng, chủ nhân của thương hiệu “Bò tơ Dã chiến” kể về cái ngày thành phố núi này, chỉ có một thương hiệu “Bò tơ dã chiến” duy nhất, chứ không song sinh như bây giờ! 116 Hùng Vương, phường 11, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng là nơi phát tích của quán nhậu thương hiệu “Bò tơ dã chiến”. Quán được tạo dựng bởi công sức của vợ chồng ông Trần Thế Hùng và vợ là bà Nguyễn Thị Thu Hiền từ năm 2013. Khi đó, du lịch TP. Đà Lạt bùng nổ khách và nhu cầu được thưởng thức đặc sản miền cao nguyên Lâm viên là một việc cấp thiết. Du khách đến với Đà Lạt mong muốn có một nơi được thưởng thức ẩm thực vùng Cao Nguyên. Và thương hiệu quán “Bò tơ dã chiến” được ra đời vào năm 2015.
Được biết, trước đó, do có tiếp xúc và quen biết với chủ nhân của thương hiệu hiện đang cạnh tranh với “Bò tơ dã chiến” là chủ nhân của quán kế cạnh địa chỉ 118 Hùng Vương bây giờ. Vợ chồng ông Hùng và bà Hiền cưu mang đưa về quán sinh sống và tập cho làm bếp, xem như là người nhà để cùng quản lý việc kinh doanh ngày đang phát triển của quán. Tình anh em “cây khế” ra đời từ đó. Tất cả mọi công việc kinh doanh của quán “Bò tơ dã chiến” đều chuyển giao hết cho người quản lý vì tin tưởng như người nhà. Thậm chí, đến năm 2017 vì bận rộn việc kinh doanh bên ngoài. Ông Hùng và bà Hiền giao lại hẳng công việc để tập trung lo công việc khác mà không bao giờ tỏ sự nghi ngờ vì tin rằng câu chuyện cổ tích không thể sảy ra với mình…
Chia sẻ về điều này, Ông Trần Thế Hùng, tâm sự: “Vì mình mỗi lần vào rừng cùng với bà con đồng bào đi bắt bò phải hai ba ngày…Nhiều hôm mưa ướt chịu lạnh thì mới dụ được bò về. Tôi sinh ra trong nhà nghèo nên tôi chỉ cho những cách mua bán và các mối lái của ông rồi giới thiệu đây là cháu nếu nó chưa có tiền vẫn bán bò cho nó tui chịu trách nhiệm…Trong đó, có những người thấy vợ chồng mình hiền lành nên cho thiếu nợ ba tháng mới lấy tiền…kể từ đó có vốn xoay xở… Nói chung mình có ngày hôm nay cũng nhờ anh em bạn bè giúp đỡ. Câu chuyện tranh chấp thương hiệu cũng vì lòng tin và…
Các TikToker cần tôn trọng hình ảnh của người khác
Chia sẻ về điều này, Tiến sĩ Hồ Minh Sơn – Chủ tịch Hội đồng Quản lý Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật&Kinh tế hội nhập (IRLIE), Tc Nhiếp ảnh và Đời sống cho rằng theo Hiến pháp, công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do tiếp cận thông tin. Tuy nhiên, việc thực hiện các quyền này phải tuân thủ theo quy định của pháp luật. Trong đó, hiến pháp cũng quy định quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân. Vìvậy, mọi người khi thực hiện các quyền của mình thì cũng phải có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác. Việc thực hiện quyền công dân không được xâm phạm đến lợi ích của quốc gia, dân tộc; quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.
Nhấn mạnh về điều này, Tiến sĩ Hồ Minh Sơn, khẳng định: “Các TikToker, Facebooker, YouTuber…(có thể gọi là các reviewer) khi chia sẻ những trải nghiệm của bản thân về sản phẩm, dịch vụ, thức ăn và đưa lên mạng xã hội của các quán ăn, nhà hàng. Qua đó, nếu đúng sự thật, công tâm về các sản phẩm, dịch vụ, thức ăn mà họ đã sử dụng thì không vi phạm pháp luật. Có thể được đánh giá là đang quảng bá một sản phẩm, dịch vụ, còn có thể làm tăng giá trị của một thương hiệu, một nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ”…
Thế nhưng, nếu các reviewer và những người dùng sức ảnh hưởng của mình trên mạng xã hội để review các sản phẩm, dịch vụ, thức ăn không đúng sự thật, không công tâm, bịa đặt hoặc lan truyền những điều sai sự thật…Với mục đích làm mất uy tín các sản phẩm, dịch vụ, thức ăn; gây hoang mang đến người tiêu dùng, gây thiệt hại đến các tổ chức, cá nhân thì đây là hành vi vi phạm pháp luật.
Theo khoản 4, Điều 8 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010, mọi người đến quán ăn, nhà hàng với tư cách người tiêu dùng thì có quyền góp ý kiến với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ về giá cả, chất lượng hàng hóa, dịch vụ, phong cách phục vụ, phương thức giao dịch và nội dung khác liên quan đến giao dịch giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, Tiến sĩ Hồ Minh Sơn dẫn chứng.
Mặc dù hiện chưa có điều khoản nào cấm các hành vi đánh giá hay chia sẻ những trải nghiệm của bản thân khi sử dụng một sản phẩm hay dịch vụ nào đó. Bởi vì, những người này cũng là khách hàng, họ chỉ chia sẻ những cảm nhận, quan điểm, cách nhìn nhận của cá nhân khi trải nghiệm một món ăn, dịch vụ. Tuy nhiên, nếu việc chia sẻ, đánh giá sản phẩm không trung thực, có cơ sở để cho thấy việc review đó là sai sự thật thì chủ quán có quyền yêu cầu xử lý người đó.
Theo điểm d khoản 1 Điều 8 Luật An ninh mạng 2018 nghiêm cấm việc sử dụng không gian mạng để thực hiện hành vi đưa thông tin sai sự thật xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác. Ngoài ra, theo Điều 101 Nghị định 15/2020 (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 14/2022) cũng quy định phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau: Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân.
Theo điều 32 Bộ luật Dân sự 2015 thì các cá nhân có quyền nhân thân với hình ảnh của mình. Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý. Cần lưu ý rằng việc dán hình ảnh “miễn tiếp” một cá nhân mà không được cá nhân đó đồng ý cho sử dụng hình ảnh là vi phạm pháp luật.
Tiến sĩ Hồ Minh Sơn khẳng định nếu review đúng nghĩa phải đảm bảo các yếu tố: Những trải nghiệm sử dụng một cách đa dạng nhất; Những nhận định mang tính hấp dẫn nhưng vẫn giữ được sự chân thực, không quá đà; Luôn khách quan, không thiên vị, không thiên kiến. Nếu chỉ vì quen biết mà chủ ý nói tốt và ngược lại vì không thích mà cố tình nói xấu thì sẽ cho ra những nội dung review kém chất lượng. Có thể thấy, nếu cố ý đưa ra những thông tin bất lợi (không có sơ sở) cho nhãn hàng, cho quán xá thì chính là “bóc phốt”. Đây là hành vi rất đáng lên án. Ranh giới giữa review và bóc phốt khá gần.
Theo Tiến sĩ Hồ Minh Sơn khuyến nghị, cần xây dựng hành lang pháp lý, những chế tài thích hợp, nhằm tăng tính ràng buộc, tinh thần trách nhiệm của các reviewer (người giới thiệu, đánh giá sản phẩm) và cần thực hiện sớm để làm sạch hóa môi trường không gian mạng. Cần tăng cường truyền thông để nâng cao nhận thức của công chúng về việc tiếp nhận các sản phẩm review. Công chúng cần tỉnh táo, nhận thức đầy đủ quyền lợi và trách nhiệm của mình. Các nhãn hàng, thương hiệu, chủ quán cần xây dựng kênh truyền thông chính thống để kịp thời cung cấp thông tin cho công chúng, người dùng, tránh tạo khoảng trống thông tin để những reviewer xấu có cơ hội hoành hành.
Dịp này, Tiến sĩ Hồ Minh Sơn dẫn chứng thêm theo các Điều 99, 100, 101, 102 Nghị định 15/2020 (được sửa đổi bởi Khoản 37 Điều 1 Nghị định 14/2022), cụ thể: Phạt tiền từ 20 – 30 triệu đồng đối với một trong các hành vi đưa thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân. Buộc gỡ bỏ đường dẫn đến thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn, thông tin vi phạm pháp luật đối với hành vi vi phạm; Phạt tiền từ 50 – 70 triệu đồng đối với hành vi chủ động lưu trữ, truyền đưa thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, vu khống, xuyên tạc, xúc phạm uy tín của tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân. Buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật đối với hành vi vi phạm; Phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân. Buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật do thực hiện hành vi vi phạm….
Hy vọng, các TikTok cần phải hành động trước, không nên đợi dư luận lên tiếng mới xử lý. Nếu bộ phận kiểm duyệt không làm tốt trách nhiệm, để video “bẩn” gây hại cho cộng đồng, TikTok cần chịu trách nhiệm trước pháp luật…
Văn Hải – Hồ Chung