(PTTTO) – Mới đây, một số cư dân tại các chung cư thuộc khu dân cư Phú Mỹ Hưng phát hiện nghi vấn một đơn vị quảng cáo thay đổi màn hình quảng cáo mới ở các thang máy. Theo đó, nghi vấn bên trong màn hình có một camera. Vì vậy, nhiều cư dân thắc mắc việc lắp đặt camera như trường hợp trên có vi phạm pháp luật không? Có vi phạm đến đời tư, bí mật thông tin cá nhân không?
Một màn hình được gắn tại khu dân cư Skygarden 3 được nghi vấn có camera quan sát
Chia sẻ về điều này, Tiến sĩ – Luật gia Hồ Minh Sơn –Chủ tịch Hội đồng quản lý Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật và Kinh tế Hội nhập (IRLIE) theo Điều 21 Hiến pháp 2013: Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình. Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn. Trong đó, điều 38 Bộ luật Dân sự quy định quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình như sau: Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ; Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý, việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến bí mật gia đình phải được các thành viên gia đình đồng ý, trừ trường hợp luật có quy định khác. Như vậy, nếu hành vi lắp camera của hàng xóm nhà bạn có xâm phạm đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của bạn thì đây là hành vi trái với quy định pháp luật.
Theo Điều 38, BLDS 2015 có quy định: Quyền bí mật đời tư: Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ; Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý, việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến bí mật gia đình phải được các thành viên gia đình đồng ý, trừ trường hợp luật có quy định khác; Thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật. Việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác chỉ được thực hiện trong trường hợp luật quy định; Các bên trong hợp đồng không được tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của nhau mà mình đã biết được trong quá trình xác lập, thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác, Tiến sĩ Hồ Minh Sơn dẫn chứng.
Theo Tiến sĩ Hồ Minh Sơn dẫn luật, theo Điều 155. Tội làm nhục người khác: Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm; Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm: Phạm tội 02 lần trở lên; Đối với 02 người trở lên; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; Đối với người đang thi hành công vụ; Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình; Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội; Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm: Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên; Làm nạn nhân tự sát. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Theo Khoản 6 Điều 6 Luật Nhà ở số 65/2014/QH13 ngày 25/11/2014 quy định: Các hành vi bị nghiêm cấm: Sử dụng phần diện tích và các trang thiết bị thuộc quyền sở hữu, sử dụng chung vào sử dụng riêng; sử dụng sai mục đích phần diện tích thuộc sở hữu chung…”. Tại Khoản 4 Điều 8 Luật Quảng cáo năm 2012 quy định: Hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo: Quảng cáo làm ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, trật tự an toàn giao thông, an toàn xã hội”. Tiến sĩ Hồ Minh Sơn khuyến nghị, chức năng của thang máy là dùng để vận chuyển người và hàng hóa, việc lắp đặt biển quảng cáo để khai thác, kinh doanh là trái với công năng và mục đích sử dụng của thang máy. Mặt khác, diện tích thang máy có hạn, việc dùng điện chạy quảng cáo màn hình có thể mất mỹ quan và ảnh hưởng đến việc di chuyển bình thường (an toàn giao thông) nên bị cấm theo quy định trên…
Một trong những màn hình quảng cáo trong thang máy. Ảnh minh hoạ
Theo khoản 2 Điều 100 Luật Nhà ở 2014, thang máy là thiết bị thuộc phần sở hữu chung của nhà chung cư. Có thể thấy, chức năng của thang máy là dùng để vận chuyển người và hàng hóa, việc lắp đặt biển quảng cáo để khai thác, kinh doanh là trái với công năng và mục đích sử dụng của thang máy.Theo khoản 6 Điều 6 Luật Nhà ở 2014, cấm sử dụng phần diện tích và các thiết bị thuộc sở hữu, sử dụng chung vào mục đích sử dụng riêng. Như vậy, về nguyên tắc việc sử dụng thang máy phải bảo đảm đúng công năng và mục đích sử dụng chung là vận chuyển. Theo quy định tại Điều 102 Luật Nhà ở 2014, các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư nếu chủ sở hữu không tham dự sẽ phải tổ chức Hội nghị nhà chung cư để quyết định việc có được phép quảng cáo trong thang máy hay không. Cụ thể, trường hợp nhà đầu tư được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán, sau khi hoàn thành việc xây dựng đưa vào sử dụng, các chủ sở hữu (chủ sở hữu căn hộ chung cư) tổ chức Hội nghị nhà chung cư theo khoản 3 Điều 102 Luật Nhà ở 2014 để quyết định việc quảng cáo trong thang máy, Tiến sĩ Hồ Minh Sơn dẫn chứng.
Trong trường hợp nhà đầu tư được Nhà nước cho thuê đất để đầu tư xây dựng nhà ở để cho thuê, sau khi hoàn thành việc đầu tư xây dựng đưa vào sử dụng, nhà đầu tư là chủ sở hữu đối với dự án xây dựng nhà ở để cho thuê nêu trên. Theo khoản 4 Điều 102 Luật Nhà ở 2014 thì chủ sở hữu (nhà đầu tư) sẽ tổ chức hội nghị nhà chung cư để quyết định các vấn đề, trong đó có việc quảng cáo trong thang máy của chung cư và cho thuê các màn hình này để thực hiện việc kinh doanh quảng cáo. Do vậy, việc kinh doanh quảng cáo trong thang máy của nhà chung cư sẽ do các chủ sở hữu, người sử dụng chung cư quyết định và phải đảm bảo không làm ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, trật tự an toàn xã hội.
Đặc biệt, có một số cư dân đang sinh sống tại các khu chung cư khác đã gửi câu hỏi về các không gian công cộng trong Nhà chung cư có bắt buộc phải có các thiết bị giám sát an ninh hay không? Những không gian chung, không gian công cộng ở trong nhà chung cư thì có phải luôn có camera, thiết bị giám sát an ninh không? Pháp luật có quy định nào bắt buộc ở những nơi công cộng trong nhà chung cư thì phải có camera không ạ?
Chia sẻ về điều này, Tiến sĩ Hồ Minh Sơn cho biết tại khoản 2 Điều 100 Luật Nhà ở 20214 có quy định về phần sở hữu riêng và phần sở hữu chung của nhà chung cư như sau: Phần sở hữu chung của nhà chung cư bao gồm: Phần diện tích còn lại của nhà chung cư ngoài phần diện tích thuộc sở hữu riêng quy định tại khoản 1 Điều này; nhà sinh hoạt cộng đồng của nhà chung cư; Không gian và hệ thống kết cấu chịu lực, trang thiết bị kỹ thuật dùng chung trong nhà chung cư bao gồm khung, cột, tường chịu lực, tường bao ngôi nhà, tường phân chia các căn hộ, sàn, mái, sân thượng, hành lang, cầu thang bộ, thang máy, đường thoát hiểm, lồng xả rác, hộp kỹ thuật, hệ thống cấp điện, cấp nước, cấp ga, hệ thống thông tin liên lạc, phát thanh, truyền hình, thoát nước, bể phốt, thu lôi, cứu hỏa và các phần khác không thuộc phần sở hữu riêng của chủ sở hữu nhà chung cư; Hệ thống hạ tầng kỹ thuật bên ngoài nhưng được kết nối với nhà chung cư đó, trừ hệ thống hạ tầng kỹ thuật sử dụng vào mục đích công cộng hoặc thuộc diện phải bàn giao cho Nhà nước hoặc giao cho chủ đầu tư quản lý theo nội dung dự án đã được phê duyệt; Các công trình công cộng trong khu vực nhà chung cư nhưng không thuộc diện đầu tư xây dựng để kinh doanh hoặc phải bàn giao cho Nhà nước theo nội dung dự án đã được duyệt bao gồm sân chung, vườn hoa, công viên và các công trình khác được xác định trong nội dung của dự án đầu tư xây dựng nhà ở được phê duyệt.”
Đồng thời, căn cứ theo tiểu mục 2.2.7 mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 04:2021/BXD có quy định về yêu cầu quy hoạch – kiến trúc đối với không gian sinh hoạt cộng đồng của nhà chung cư như sau: 2.2.7 Không gian sinh hoạt cộng đồng: Nhà chung cư, phần căn hộ chung cư trong nhà chung cư hỗn hợp phải bố trí không gian sinh hoạt cộng đồng đảm bảo diện tích sử dụng bình quân tối thiểu đạt 0,8 m2/căn hộ, trong đó phải có không gian phù hợp để tổ chức hội nghị cư dân; Đối với cụm nhà chung cư trong một dự án xây dựng khi không bố trí được không gian sinh hoạt cộng đồng trong từng tòa nhà, cho phép kết hợp tại một vị trí hoặc khu vực riêng biệt với tổng diện tích cho sinh hoạt cộng đồng được giảm tối đa 30%; bán kính từ sảnh các tòa nhà tới nơi sinh hoạt cộng đồng không quá 300 m và cần tính toán, thuyết minh đảm bảo nhu cầu sinh hoạt thuận tiện cho cư dân.”, Tiến sĩ Hồ Minh Sơn chia sẻ thêm.
Tương tự, căn cứ theo tiểu mục 2.1 mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 04:2021/BXD có quy định về yêu cầu kỹ thuật chung đối với nhà chung cư cụ thể như sau: 2.1 Yêu cầu chung: Nhà chung cư, nhà chung cư hỗn hợp phải đảm bảo các yêu cầu về an toàn chịu lực, ổn định và tuổi thọ thiết kế. Không xây dựng nhà trên các vùng có nguy cơ địa chất nguy hiểm (sạt đất, lở đất, trượt đất…), vùng có lũ quét, thường xuyên ngập lụt khi không có biện pháp kỹ thuật để đảm bảo an toàn cho công trình xây dựng; Nhà chung cư, nhà chung cư hỗn hợp cần đảm bảo các yêu cầu về an toàn cháy theo QCVN 06:2021/BXD và các quy định liên quan. Việc trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng các phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phải tuân thủ các yêu cầu của quy định hiện hành; Nhà chung cư, nhà chung cư hỗn hợp phải đảm bảo người cao tuổi, người khuyết tật tiếp cận sử dụng theo QCVN 10:2014/BXD; Nhà chung cư, nhà chung cư hỗn hợp phải được thiết kế, xây dựng đáp ứng các yêu cầu sử dụng năng lượng hiệu quả theo QCVN 09:2017/BXD; Nhà chung cư, nhà chung cư hỗn hợp phải tuân thủ các quy định về an toàn sinh mạng và sức khỏe theo QCXDVN 05:2008/BXD. Yêu cầu về phòng chống mối cho nhà chung cư tuân theo các tiêu chuẩn kỹ thuật được lựa chọn áp dụng;Nhà chung cư, nhà chung cư hỗn hợp phải được bảo trì theo đúng quy trình; Phần căn hộ chung cư trong nhà chung cư hỗn hợp phải có lối ra vào (không bao gồm buồng thang bộ thoát nạn) độc lập; Các phần chức năng khác như văn phòng, nhà hàng, siêu thị, khách sạn, căn hộ lưu trú (condotel), văn phòng kết hợp lưu trú (officetel) và các dịch vụ khác trong nhà chung cư hỗn hợp phải bố trí khu vực riêng, theo dự án được phê duyệt và quản lý vận hành theo quy định; Các không gian công cộng, không gian sử dụng chung trong Nhà chung cư, nhà chung cư hỗn hợp phải có các thiết bị giám sát an ninh hoặc các giải pháp khác nhằm phát hiện, ngăn chặn các nguy cơ có thể xảy ra đối với trẻ em nói riêng, người và công trình nói chung”, Tiến sĩ Hồ Minh Sơn cho biết thêm.
Hiện nay, ngày càng có nhiều cơ quan, đơn vị, cá nhân lắp camera giám sát thời gian, thái độ làm việc của công chức, viên chức, nhân viên; theo dõi tình hình an ninh trật tự, bảo vệ tài sản, ngăn ngừa tội phạm. Tuy nhiên, nếu việc quản lý hình ảnh từ các camera giám sát không chặt chẽ, để lộ những hình ảnh cá nhân ra ngoài là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm trực tiếp tới quyền cá nhân đối với hình ảnh của người khác.
Trắc Long – Công Danh