(PTTTO) – Mới đây, một số doanh nghiệp thành viên Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC), Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật&Kinh tế hội nhập (IRLIE), Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm – TTLCC (thuộc Viện IRLIE) cùng một số ngừoi dân đã gửi thư trăn trở, thắc mắc trong quá trình thống kê đất nông nghiệp của các hộ gia đình nằm trong phạm vi giải phóng mặt bằng của dự án có tình trạng các hộ gia đình trồng cây không phù hợp với mục đích sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. các cây trồng trên đất không phù hợp với mục đích sử dụng đất được giao có được tính giá trị bồi thường không?. Đồng thời, mua đất của người thân bằng giấy tờ viết tay, mảnh đất chưa được cấp sổ đỏ. Vậy có được làm sổ đỏ thì hay không?
Ảnh minh hoạ
Giải đáp về hai vấn đề trên, Tiến sĩ – Nhà báo, Luật gia Hồ Minh Sơn – Chủ tịch Hội đồng Quản lý Viện IRLIE, Viện trưởng Viện IMRIC, Giám đốc Trung tâm TTLCC, Tc Nhiếp ảnh và Đời sống sẽ hướng dẫn để quý doanh nghiệp và người dân cụ thể.
Các cây trồng trên đất không phù hợp với mục đích sử dụng đất được giao có được tính giá trị bồi thường không?
Theo Khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai có quy định: Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm: Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối; Chuyển đất trồng cây hàng năm khác sang đất nuôi trồng thủy sản nước mặn, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản dưới hình thức ao, hồ, đầm; Chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang sử dụng vào mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp; Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp; Chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất; Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở; Chuyển đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ; chuyển đất thương mại, dịch vụ, đất xây dựng công trình sự nghiệp sang đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp”.
Tại Điều 6 Luật Đất đai 2013 có quy định về nguyên tắc sử dụng đất cụ thể như sau: Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất; Tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh; Người sử dụng đất thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.”
Căn cứ theo Điều 64 Luật Đất đai 2013 trong đó các trường hợp thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai bao gồm: Các trường hợp thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai bao gồm: Sử dụng đất không đúng mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất không đúng mục đích mà tiếp tục vi phạm; Người sử dụng đất cố ý hủy hoại đất; Đất được giao, cho thuê không đúng đối tượng hoặc không đúng thẩm quyền; Đất không được chuyển nhượng, tặng cho theo quy định của Luật này mà nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho; Đất được Nhà nước giao để quản lý mà để bị lấn, chiếm; Đất không được chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này mà người sử dụng đất do thiếu trách nhiệm để bị lấn, chiếm; Người sử dụng đất không thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà không chấp hành; Đất trồng cây hàng năm không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục; đất trồng cây lâu năm không được sử dụng trong thời hạn 18 tháng liên tục; đất trồng rừng không được sử dụng trong thời hạn 24 tháng liên tục; Đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục hoặc tiến độ sử dụng đất chậm 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa phải đưa đất vào sử dụng; trường hợp không đưa đất vào sử dụng thì chủ đầu tư được gia hạn sử dụng 24 tháng và phải nộp cho Nhà nước khoản tiền tương ứng với mức tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với thời gian chậm tiến độ thực hiện dự án trong thời gian này; hết thời hạn được gia hạn mà chủ đầu tư vẫn chưa đưa đất vào sử dụng thì Nhà nước thu hồi đất mà không bồi thường về đất và tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp do bất khả kháng.
Theo khoản 11 Điều 3 Luật Đất đai 2013, Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai. Nhà nước có thể thu hồi đất vì những mục đích khác nhau như: quốc phòng, an ninh; để phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng; thu hồi đất do có vi phạm pháp luật về đất đai…Người sử dụng đất bị Nhà nước thu hồi đất nếu có đủ điều kiện được bồi thường thì sẽ được bồi thường theo quy định của Luật Đất đai. Thế nhưng, Luật Đất đai cũng quy định những trường hợp Nhà nước thu hồi đất mà không phải bồi thường về đất và trường hợp thu hồi đất không phải bồi thường tài sản gắn liền với đất.
Theo Điều 82 Luật Đất đai 2013, Nhà nước thu hồi đất không bồi thường về đất trong các trường hợp sau: Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 76 của Luật Đất đai (các trường hợp không được bồi thường về đất nhưng được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất): Đất được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất, trừ trường hợp đất nông nghiệp được Nhà nước giao cho hộ gia đình, cá nhân quy định tại khoản 1 Điều 54 của Luật này (Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối được giao đất nông nghiệp trong hạn mức quy định); Đất được Nhà nước giao cho tổ chức thuộc trường hợp có thu tiền sử dụng đất nhưng được miễn tiền sử dụng đất; Đất được Nhà nước cho thuê trả tiền thuê đất hàng năm; đất thuê trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê nhưng được miễn tiền thuê đất, trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất thuê do thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng; Đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn; Đất nhận khoán để sản xuất nông lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối. Đất được Nhà nước giao để quản lý.
Theo Điều 8 Luật Đất đai 2013, Nhà nước giao đất cho tổ chức hoặc cộng đồng dân cư quản lý, khi thu hồi sẽ không được bồi thường về đất: Đất được giao cho tổ chức để quản lý: Tổ chức kinh tế được giao quản lý diện tích đất để thực hiện dự án đầu tư theo hình thức xây dựng – chuyển giao (BT) và các hình thức khác theo quy định của pháp luật về đầu tư; Tổ chức được giao quản lý đất có mặt nước của các sông và đất có mặt nước chuyên dung. Đất được giao cho Chủ tịch UBND cấp xã quản lý sử dụng vào mục đích công cộng và đất được giao cho cộng đồng dân cư quản lý khi thu hồi sẽ không được bồi thường về đất. Đất thu hồi trong các trường hợp “thu hồi đất do vi phạm pháp luật” và “thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người” (quy định tại Điều 64 và các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 65 của Luật Đất đai). Trường hợp không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật Đất đai. Trừ trường hợp đất nông nghiệp đã sử dụng trước ngày 1/7/2004 mà người sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhưng không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai 2013 thì được bồi thường đối với diện tích đất thực tế đang sử dụng, diện tích được bồi thường không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp.
Điển hình, có 10 trường hợp thu hồi đất nhưng không bồi thường tài sản: Theo khoản 1 Điều 104 Luật Đất đai hiện hành quy định: “Tài sản gắn liền với đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất bao gồm nhà ở, công trình xây dựng khác, rừng sản xuất là rừng trồng và cây lâu năm có tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”. Thông thường khi bị thu hồi đất thì tài sản gắn liền với đất cũng sẽ được bồi thường. Tuy nhiên, pháp luật quy định 10 trường hợp thu hồi đất nhưng không bồi thường tài sản.
Tài sản gắn liền với đất thuộc một trong các trường hợp thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai. Theo khoản 1 Điều 92 Luật Đất đai 2013, tài sản gắn liền với đất thuộc một trong các trường hợp thu hồi đất sau thì sẽ không được bồi thường: Sử dụng đất không đúng mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất không đúng mục đích mà tiếp tục vi phạm; Người sử dụng đất cố ý hủy hoại đất; Đất không được chuyển nhượng, tặng cho theo quy định mà nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho.
Theo khoản 2 Điều 192 Luật Đất đai 2013 thì hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất ở, đất sản xuất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ thì chỉ được chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất sản xuất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ đó. Trong trường hợp này nếu chuyển nhượng cho người không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ đó mà người mua đã xây nhà, biệt thự…thì theo quy định Nhà nước sẽ thu hồi đất và không được bồi thường, kể cả với nhà ở, biệt thự đã xây: Đất được Nhà nước giao để quản lý mà để bị lấn, chiếm; Đất không được chuyển quyền sử dụng đất theo quy định mà người sử dụng đất do thiếu trách nhiệm để bị lấn, chiếm; Đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục hoặc tiến độ sử dụng đất chậm 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa phải đưa đất vào sử dụng. Trường hợp không đưa đất vào sử dụng thì chủ đầu tư được gia hạn sử dụng 24 tháng; hết thời hạn được gia hạn mà chủ đầu tư vẫn chưa đưa đất vào sử dụng thì Nhà nước thu hồi đất mà không bồi thường về đất và tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp do bất khả kháng.
Tài sản gắn liền với đất thuộc một trong các trường hợp thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật. Trong đó, cá nhân sử dụng đất chết mà không có người thừa kế. Đất được Nhà nước giao, cho thuê có thời hạn nhưng không được gia hạn. Tài sản gắn liền với đất được tạo lập trái quy định hoặc sau khi có thông báo thu hồi hoặc không còn sử dụng. Cùng với đó, tài sản gắn liền với đất được tạo lập trái quy định của pháp luật hoặc tạo lập từ sau khi có thông báo thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thực tế, rất nhiều người dân dù có thông báo thu hồi đất của cơ quan Nhà nước nhưng vẫn xây dựng thêm công trình hoặc trồng cây với mục đích được thêm tiền đền bù…Tuy nhiên, trong trường hợp này thì những công trình xây dựng hình thành hoặc cây trồng được trồng sau khi có thông báo thu hồi đất sẽ không được bồi thường. Công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và công trình xây dựng khác không còn sử dụng.
Mua đất của người thân bằng giấy tờ viết tay, mảnh đất chưa được cấp sổ đỏ. Vậy có làm đượcsổ đỏ hay không?
Theo Điều 188. Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất: Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây: Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này; Đất không có tranh chấp; Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án; Trong thời hạn sử dụng đất.
Căn cứ theo quy định Luật Đất Đai thì điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất cần đáp ứng điều kiện có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đất không có tranh chấp, quyền sử dụng đất không bị kê biên, trong thời hạn sử dụng đất. Đối với trường hợp do không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên chuyển nhượng bằng giấy viết tay là không đáp ứng điều kiện về chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Ngoài ra, việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất còn bắt buộc phải công chứng theo quy định tại khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và các tài sản gắn liền với đất phải được công chứng. Nếu không được công chứng thì việc chuyển nhượng bị coi là vô hiệu và không đủ điều kiện hồ sơ để làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Theo quy định tại Khoản 54 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP, trong một số trường hợp, mua đất bằng giấy viết tay vẫn được đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, như sau: Các trường hợp đang sử dụng đất sau đây mà chưa được cấp Giấy chứng nhận và không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này thì người đang sử dụng đất thực hiện thủ tục đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu theo quy định của Luật đất đai và quy định tại Nghị định này mà không phải làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất; cơ quan tiếp nhận hồ sơ không được yêu cầu người nhận chuyển quyền sử dụng đất nộp hợp đồng, văn bản chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật: Sử dụng đất do nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trước ngày 1/1/2008; Sử dụng đất do nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất từ ngày 1/1/2008 đến trước ngày 1/7/2014 mà có giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 của Luật đất đai và Điều 18 của Nghị định này”.
Theo Khoản 54 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP người sử dụng đất có đất được mua, tặng cho bằng giấy viết tay thuộc một trong 02 trường hợp sau đây và không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 82 Nghị định 43/2014/NĐ-CP được thực hiện thủ tục đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền SDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sổ đỏ) lần đầu mà không phải làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất: Người sử dụng đất đang sử dụng đất do nhận chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất trước ngày 01/01/2008; Người sử dụng đất đang sử dụng đất do nhận chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất từ ngày 01/01/2008 đến trước ngày 01/7/2014 mà có giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định. Trong quá trình tiếp nhận hồ sơ yêu cầu cấp sổ đỏ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ không được yêu cầu người nhận chuyển quyền SDĐ nộp hợp đồng, văn bản chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
Theo Điều 70 Nghị định 43, Khoản 19 Điều 1 Nghị định 148 có thể tùy từng trường hợp mà người dân có thể nộp 01 bộ hồ sơ tại một trong các cơ quan được tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục cấp sổ đỏ gồm: UBND cấp xã nơi có đất; Văn phòng đăng ký đất đai, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai hoặc bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả theo quy định của UBND cấp tỉnh (đối với địa phương đã có Bộ phận một cửa).
Tại quy định của Điều 100 Luật Đất đai, tại Điều 18 Nghị định 43 trong trường hợp đăng ký về quyền sử dụng đất; Một trong các giấy tờ về tài sản gắn liền với đất như giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, công trình xây dựng không phải là nhà ở, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng, cây lâu năm theo quy định đối với trường hợp đăng ký về quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất. Đối với đăng ký về quyền sở hữu nhà ở hoặc công trình xây dựng thì phải có sơ đồ nhà ở, công trình xây dựng (trừ trường hợp trong giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở, công trình xây dựng đã có sơ đồ phù hợp với hiện trạng nhà ở, công trình đã xây dựng); Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính; giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất (nếu có).
Song song đó, giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức bằng giấy viết tay được thực hiện vào năm 2022. Như vậy, việc chuyển nhượng vi phạm điều kiện chuyển nhượng không đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo như quy định pháp luật đất đai…
Văn Hải – Trần Danh