(PTDNO) – Trước sự kiện Parkson tuyên bố phá sản và rời đi, nhiều ông lớn ngành bán lẻ nước ngoài như Metro, Auchan…Dù đã từng đặt nhiều kỳ vọng khi bắt đầu ở Việt Nam nhưng đều phải rời bỏ.
Tiềm năng thị trường bán lẻ còn rất lớn, không mấy quan ngại khi Parkson rời đi
Chia sẻ về điều này, Tiến sĩ – Nhà báo Hồ Minh Sơn – Chủ tịch Hội đồng Quản lý Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật&Kinh tế hội nhập (IRLIE), Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC), Giám đốc Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm – TTLCC (thuộc Viện IRLIE), Tc Nhiếp ảnh và Đời sống cho rằng sự chia tay của Parkson với thị trường bán lẻ Việt Nam là điều tất yếu và cũng không mang tính quan ngại gì, bởi mô hình kinh doanh này đã tỏ ra đuối sức. Thếnhưng, điều này đã cho thấy sự khốc liệt trên thị trường bán lẻ, các doanh nghiệp cần có chiến lược truyền thông, kinh doanh sẽ phải thích ứng theo chiều hướng ngày càng quy mô và mạnh hơn, đa dạng hơn, nắm bắt được thị hiếu của khách tốt hơn để tồn tại và phát triển.
Ngay sau đại dịch Covid – 19 người tiêu dùng đã có nhiều thay đổi về nhu cầu mua sắm, sự bùng nổ của công nghệ hỗ trợ, trong đó, Việt Nam có mật độ dân số đạt 100 triệu, mật độ dân số trẻ hoá cao và sức mua tốt không còn quá quan trọng trong chiến lược phát triển thị trường bán lẻ…Vì vậy, người tiêu dùng sẽ ưu tiên sự thuận tiện, lựa chọn mua sắm ở các địa điểm gần nhà. Đồng thời, hầu hết họ chú trọng nhiều hơn đến các sản phẩm tốt cho sức khỏe với giá cả hợp lý. Theo đó, các siêu thị mini, cửa hàng nhỏ sẽ là xu hướng tất yếu…Tiến sĩ Hồ Minh Sơn cho biết.
Theo Tiến sĩ Hồ Minh Sơn cho rằng không chỉ Parkson mà nhiều cửa hàng Bách Hóa Xanh tại TP.HCM cũng đóng cửa theo tôi không quá quan ngại mà đây cũng là trong quá trình tái cấu trúc lại thị trường chứ dường như không tác động quá nhiều đến thị trường. Mặt khác, người tiêu dùng đang dần quen với các yếu tố như thay đổi hành vi tiêu dùng, tăng mua sắm trực tuyến (online)…Đây cũng là yếu tố để các Tập đoàn bán lẻ cần thay đổi điều kiện thách thức vận hành và tương tác với khách hàng. Trong khi đó, các TTTM hiện nay đều chỉ kinh doanh một mảng, tức là công ty con, công ty thành viên của một tập đoàn lớn. Kết cấu này cho phép các tập đoàn mẹ có thể đổ tiền mạnh mẽ cho mảng bán lẻ, thậm chí giai đoạn đầu chưa cần quan tâm đến yếu tố lợi nhuận. Parkson không có lợi thế này nên việc đuối sức là điều dễ hiểu.
Ngoài ra, cần nói đến chính là quy mô, tiện ích của TTTM sẽ phải ngày càng lớn và đa dạng. Cách đây 15 năm, Parkson thường đặt tại những tòa nhà có vị trí đắc địa, kèm theo đó là rạp chiếu phim, siêu thị nhỏ…Như vậy, dường như là đủ. Thế nhưng, các TTTM hiện trở nên quy mô hơn nhiều, siêu thị cũng phải cực lớn và hàng hóa của Parkson không còn đủ để đáp ứng thị hiếu người dùng. Điển hình, năm 2016, hơn 50% thị phần bán lẻ của Việt Nam thuộc về doanh nghiệp nước ngoài, nhưng đến nay doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam đang chiếm khoảng 70 – 80% số điểm bán trên cả nước. Tiến sĩ Hồ Minh Sơn phân tích với sự phát triển đa kênh hiện nay, xu hướng tái cấu trúc sẽ còn ghi nhận có thêm nhiều cửa hàng tiếp tục đóng cửa nhưng điều đó không có nghĩa các cửa hàng không còn quan trọng nữa. Thương mại điện tử sẽ không thay thế toàn diện đối với các cửa hàng vật lý…
Đồng thời, trong cuộc đua mới của công nghệ số, hiện các nhà bán lẻ giành được nhiều lợi thế trong cuộc cạnh tranh là những nhà bán lẻ có các kênh thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ, xây dựng được các mô hình kinh doanh mới không chỉ thay đổi và thích nghi phù hợp với sự tiến hóa của cuộc cách mạng công nghệ mà còn phù hợp với các tâm lý, hành vi tiêu dùng mới. Cụ thể, thị trường bán lẻ có giá trị vào khoảng 142 tỷ USD, sẽ lên mức 350 tỷ USD vào năm 2025. Vì lẻ đó, thị trường bán lẻ có hai phân khúc: Các kênh bán lẻ truyền thống như chợ hay cửa hàng tạp hoá chiếm khoảng 75% còn các kênh bán lẻ hiện đại như siêu thị hay trung tâm thương mại chiếm đâu đó 25%, tức là một phần tư thị phần vì vậy việc Parkson rút khỏi thị trường VN không mấy ảnh hưởng đến thị trường bán lẻ trong nước…Tiến sĩ Hồ Minh Sơn cho hay.
Việt Nam luôn có nhiều chính sách hỗ trợ và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp FDI đầu tư kinh doanh…Tuy nhiên, các hệ thống phân phối Việt Nam đang chiếm ưu thế cả về sự hiện diện ở các địa điểm cũng như là tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cụ thể về tổng diện tích đối với các trung thâm thương mại chẳng hạn thì các hệ thống bán lẻ của Việt Nam cộng vào thì diện tích đã hàng triệu m vuông và hơn phải gấp 2 lần so với các hệ thống phân phối có hiện diện vốn đầu tư nước ngoài…
Tiến sĩ Hồ Minh Sơn dẫn chứng các doanh nghiệp Việt đang phải nỗ lực, bằng nhiều cách để giành lợi thế trên sân nhà. Ví dụ cụ thể: Hệ thống siêu thị Saigon Co.op đã đạt doanh số gần 31.000 tỷ đồng, thương mại điện tử đóng góp hơn 1.200 tỷ đồng vào doanh số. Kết quả kinh doanh năm 2022 vươn lên vị trí số 1 về bán lẻ siêu thị. Doanh nghiệp hiện đang tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ, mở rộng mạng lưới phân phối để đạt mục tiêu tăng trưởng 4,5% trong năm 2023. Tương tự, Tập đoàn Masan sau tái cấu trúc có hơn 3.400 điểm bán trên cả nước, hơn 2 triệu khách hàng thân thiết. doanh nghiệp dự kiến tiếp tục mở hơn 1.000 cửa hàng mới và kỳ vọng tăng 25% doanh thu cấp cửa hàng. Thay vì mở rộng mô hình siêu thị/đại siêu thị, 2023 doanh nghiệp này sẽ tập trung vào mô hình cửa hàng đa tiện ích, siêu thị mini ở cả khu vực thành thị lẫn nông thôn để củng cố vị thế chuỗi bán lẻ…Như vậy, gần 54% doanh nghiệp bán lẻ công bố đạt hiệu quả kinh doanh bằng hoặc vượt mức trước dịch Covid-19. Cuộc chiến giành thị phần của các doanh nghiệp nội và ngoại vẫn tiếp diễn. Với việc Parkson rút khỏi thị trường Việt Nam thì đây sẽ là cơ hội của doanh nghiệp trong nước có cơ hội lớn bởi khi nào còn có sự cạnh tranh, khi đó sẽ còn sự phát triển…
Trong đó, với khả năng tiếp cận quỹ đất tốt, doanh nghiệp Việt Nam vẫn là những đơn vị chủ chốt trên thị trường TTTM những năm qua, khi sở hữu vị trí đắc địa tại các thành phố lớn và khu đô thị. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp đáp ứng những tiêu chuẩn ngày càng khắt khe hơn từ Chính phủ nhằm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, các doanh nghiệp trong nước cần chuyển mình để đáp ứng các yêu cầu cao về kinh nghiệm quản lý là điều kiện sống còn đối với các TTTM trong điều kiện mới, Tiến sĩ Hồ Minh Sơn khẳng định.
TTTM muốn phát triển được rộng khắp thì phải nắm bắt được tâm lý khách hàng. Song song đó, áp dụng triệt để xu hướng địa phương hoá, cá nhân hoá thì mới có thể tiệm cận được thành công. Sự thất bại của Parkson không đến từ thiếu kinh nghiệm, thiếu tài chính mà phần lớn thiếu sự am hiểu thị trường bản địa. Điều đáng mừng là các doanh nghiệp nội hiện nay đã nhanh chóng nắm bắt được vấn đề và có kế hoạch phát triển đúng hướng. Tin rằng, các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam đang đảo ngược tình thế, hứa hẹn nhiều tiềm năng sẽ làm chủ thị trường bán lẻ ở “sân nhà”.
Trắc Long – Thuỳ Duyên