(PTTTO) – Hàng năm cứ mỗi độ Tết đến xuân về, có thời gian nghỉ dài, rảnh rỗi, nhiều người chọn cách tụ tập với nhau để đánh bạc. Nếu anh em trong gia đình, bạn bè rủ bạn đánh bài vui ngày Tết thì hãy cẩn thận, bởi theo pháp luật, hành động này có thể bị khép vào tội Hình sự, tùy theo mức độ vi phạm.
Ảnh minh họa
Chia sẻ về điều này, TS. Nhà báo – Luật gia Hồ Minh Sơn – Chủ tịch Hội đồng quản lý Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật&Kinh tế hội nhập (IRLPIE), Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC), Đại diện Tạp chí Nhiếp ảnh và Đời sống phía Nam, Giám đốc Chi nhánh số 1 (Trung tâm tư vấn pháp luật tại TP.HCM), nhấn mạnh: “Theo quy định của pháp luật thì tất cả những hành vi đánh bạc trái phép đều là hành vi vi phạm và sẽ bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu số tiền đánh bạc từ 5.000.000 đồng trở lên thì người đánh bạc và tổ chức đánh bạc sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự”. Đồng thời, pháp luật quy định đánh bạc là hành vi của hai người hay nhiều người có tính chất cá cược, ăn thua bằng tiền hoặc bằng tài sản. Do vậy, bất cứ hành vi cá cược, thỏa thuận ăn thua bằng tiền hoặc tài sản mà không được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền thì đây là hành vi đánh bạc trái phép.
Như vậy, pháp luật nghiêm cấm hành vi đánh bài “vui” không chỉ vào vào dịp Tết mà bất cứ khi nào. Thế nhưng, tùy theo tính chất, mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm để xem xét mức xử phạt vi phạm hành chính, hoặc cao hơn là truy cứu trách nhiệm hình sự.
Theo TS. Hồ Minh Sơn chia sẻ tội “Đánh bạc” theo quy định tại điều 321 Bộ Luật Hình sự (BLHS) 2015, cụ thể: Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng hoặc dưới 5 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại điều 322 BLHS (tội tổ chức đánh bạc hay gá bạc); đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại điều 322 BLHS, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
Cũng theo TS. Luật gia Hồ Minh Sơn Có tính chất chuyên nghiệp; tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50 triệu đồng trở lên; sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội; tái phạm nguy hiểm. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 3 năm đến 7 năm. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng.
TS. Luật gia Hồ Minh Sơn dẫn chứng luật, điều 26 Nghị định 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ cũng quy định xử phạt hành chính về hành vi đánh bạc trái phép như sau: Phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng đối với một trong những hành vi đánh bạc sau đây: Đánh bạc trái phép bằng một trong các hình thức như xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ thế hoặc các hình thức khác mà được – thua bằng tiền, hiện vật; đánh bạc bằng máy, trò chơi điện tử trái phép; cá cược bằng tiền hoặc dưới các hình thức khác trong hoạt động thi đấu thể thao, vui chơi giải trí, các hoạt động khác…Phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 5 triệu đồng đối với một trong những hành vi: Nhận gửi tiền, cầm đồ, cho vay tại sòng bạc, nơi đánh bạc khác; che giấu việc đánh bạc trái phép. Phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với một trong những hành vi tổ chức đánh bạc như: Rủ rê, lôi kéo, tụ tập người khác để đánh bạc trái phép; dùng nhà, chỗ ở của mình hoặc phương tiện, địa điểm khác để chứa bạc…
Khẳng định rằng, hành vi đánh bạc là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm trật tự xã hội, không chỉ ảnh hưởng xấu đến gia đình và cá nhân người chơi mà còn có thể là nguyên nhân của các tệ nạn xã hội và tội phạm khác. Do vậy, tội phạm này được quy định trong Luật hình sự Việt Nam rất sớm. Văn bản pháp luật đầu tiên quy định về tội phạm này là Sắc lệnh số 468 năm 1948, TS. Luật gia Hồ Minh Sơn chia sẻ thêm.
Điển hình, trước khi có Bộ luật hình sự cũ năm 1985, tội đánh bạc được quy định trong Sắc luật số 03 năm 1976. Trong Bộ luật hình sự cũ năm 1985 và năm 1999, tội đánh bạc đều được quy định thuộc nhóm tội xâm phạm trật tự công cộng. Tuy nhiên, trong Bộ luật hình sự năm 1999, tội đánh bạc được quy định cụ thể hơn với những dấu hiệu cụ thể giúp việc phân biệt giữa đánh bạc là tội phạm và đánh bạc là vi phạm cũng như với các dấu hiệu định khung hình phạt để phân hoá trách nhiệm hình sự giữa các trường hợp phạm tội đánh bạc. Bên cạnh đó, theo quy định thì người có hành vi đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật đều bị coi là hành vi vi phạm pháp luật. Trong thực tế không phải cứ tham gia trò chơi nào được thua bằng tiền hay hiện vật đều bị coi là hành vi phạm tội, TS. Luật gia Hồ Minh Sơn dẫn chứng.
Ảnh minh họa
Như vậy, hành vi đánh bạc trái phép không tạo ra của cải vật chất cho xã hội mà gây ra những hệ lụy tiêu cực cho xã hội như: Người lao động, gian manh phải bị bóp, thủ đoạn để chiếm đoạt tài sản của nhau, người thắng bạc thì chơi bời trác táng phải kẻ thua bạc thì phá ra bại sản, tan vỡ hạnh phúc gia đình, thậm chí có thể trở thành tội phạm. Kéo theo hoạt động đánh bạc là đòi nợ thuê, cho vay nặng lãi thậm chí án mạng xảy ra khi các con bạc khát nước mâu thuẫn, xung đột với nhau.
Dịp này, TS. Luật gia Hồ Minh Sơn cho hay hành vi đánh bạc trái phép là hành vi vi phạm pháp luật. Tùy vào tính chất của sự việc mà người vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu hành vi chưa đến mức để xử lý hình sự thì người vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 VNĐ đến 2.000.000 VNĐ theo quy định tại điều 26 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính, phòng chống bạo lực gia đình. Hành vi đánh bạc trái phép đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định tại điều 321 bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Nếu trường hợp đánh bạc trái phép với số tiền dưới 5.000.000 đồng nhưng người vi phạm trước đó đã bị xử phạt hành chính hoặc đã bị kết án về tội này mà chưa xóa án tích thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều 321 bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017″.
Tại Điều 28 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định phạt tiền đến 2 triệu đồng đến cao nhất là 20 triệu đồng đối với hành vi đánh bài, tổ chức đánh bài nhằm mục đích ăn thua bằng tiền hoặc hiện vật. Cụ thể: Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi mua các số lô, số đề; Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: Đánh bạc trái phép bằng một trong các hình thức như xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ thế, binh ấn độ 6 lá, binh xập xám 13 lá, tiến lên 13 lá, đá gà, tài xỉu hoặc các hình thức khác với mục đích được, thua bằng tiền, tài sản, hiện vật; Đánh bạc bằng máy, trò chơi điện tử trái phép; Cá cược trái phép trong hoạt động thi đấu thể thao, vui chơi giải trí hoặc các hoạt động khác.
Song song đó, Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: Nhận gửi tiền, cầm đồ, cho vay trái phép tại sòng bạc, nơi đánh bạc khác; Bán số lô, số đề, bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô, đề, giao lại cho người khác để hưởng hoa hồng; Giúp sức, che giấu việc đánh bạc trái phép; Bảo vệ các điểm đánh bạc trái phép; Chủ sở hữu, người quản lý máy trò chơi điện tử, chủ cơ sở kinh doanh, người quản lý cơ sở kinh doanh trò chơi điện tử hoặc các cơ sở kinh doanh, dịch vụ khác thiếu trách nhiệm để xảy ra hoạt động đánh bạc ở cơ sở do mình quản lý.
Ngoài ra, phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi tổ chức đánh bạc sau đây:Rủ rê, lôi kéo, tụ tập người khác để đánh bạc trái phép; Dùng nhà, chỗ ở, phương tiện, địa điểm khác của mình hoặc do mình quản lý để chứa chấp việc đánh bạc; Đặt máy đánh bạc, trò chơi điện tử trái phép; Tổ chức hoạt động cá cược ăn tiền trái phép.
Trong đó, Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi tổ chức đánh đề sau đây: Làm chủ lô, đề; Tổ chức sản xuất, phát hành bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô, đề; Tổ chức mạng lưới bán số lô, số đề; Tổ chức cá cược trong hoạt động thi đấu thể dục thể thao, vui chơi giải trí hoặc dưới các hoạt động khác để đánh bạc, ăn tiền, TS. Hồ Minh Sơn chia sẻ.
Qua đó, Điều này cũng quy định các hình phạt bổ sung như Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm; Đình chỉ hoạt động có thời hạn; Trục xuất đối với người nước ngoài có hành vi vi phạm. Đặc biệt, bên cạnh bị xử phạt vi phạm hành chính thì hành vi đánh vào dịp Tết, ăn thua bằng tiền còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc tại Điều 321 Bộ luật Hình sự. Theo đó tùy vào tính chất, mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội mà bị khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử với mức hình phạt cao nhất lên đến 07 năm tù giam và có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung phạt tiền lên đến 50 triệu đồng.TS. Hồ Minh Sơn cho biết thêm.
Tin rằng, người dân cần thực hiện tốt những quy định về trật tự an toàn giao thông, là mỗi người dân đã góp phần đem lại hạnh phúc cho chính mình cũng như cho gia đình và cộng đồng, vì một Tết cổ truyền hạnh phúc, an toàn bên gia đình và người thân, xã hội không tham gia đánh bài dưới mọi hình thức để hưởng một một xuân ấm nồng, an yên.
Theo Văn Hải – Trần Danh/HNTTO