(PTTTO) – Có thể thấy, hầu hết học sinh khi còn trong ghế nhà trường đều không biết mình thích nghề gì…Theo đó, đây cũng là nỗi băn khoăn chung của rất nhiều học sinh...Trong đó, cũng có không ít sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường đều làm việc trái ngành; có những người đi làm vài năm, trải qua những công việc ngoài ngành đã học nhưng vẫn chưa tìm được điểm dừng chân mà mình muốn gắn bó lâu dài. Vì vậy, công tác truyền cảm hứng, trao đổi nhiều kỷ năng mềm của các trường cần xem như một hướng đi về hướng nghiệp. Điều này, sẽ hỗ trợ sinh viên nắm thông tin nhanh chóng, chính xác mà còn giúp sinh viên hiểu sâu về ngành nghề và có định hướng đúng đắn.
Ảnh minh hoạ
Chia sẻ về điều này, Tiến sỹ. nhà báo – luật gia Hồ Minh Sơn – Chủ tịch Hội đồng QL Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật&Kinh tế hội nhập (IRLPIE), Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC), Tạp chí Nhiếp ảnh và Đời sống (Đại diện phía Nam) cho rằng đối với công tác hướng nghiệp thì không chỉ hướng nghiệp từ PTCS, PTTH hay Đại học. Cần hướng nghiệp học sinh khi bắt đầu từ PTCS và xuyên suốt. Bởi, nhiều bạn trẻ như cây non trước gió, chưa đủ trải nghiệm để thấu hiểu và tin tưởng chính bản thân. Lúc này, ý kiến của gia đình và xã hội rất dễ ảnh hưởng đến định hướng nghề nghiệp mai sau (các buổi toạ đàm, chia sẻ kỷ năng mềm, xây dựng hình ảnh gia đình, bản thân…). Qua đó, các em dễ nhầm tưởng để mắc phải những sai lầm khi chọn nghề:Chọn nghề theo truyền thống gia đình, theo mong muốn của bố mẹ; Chọn nghề giống bạn bè, người yêu; Chọn nghề đang hot, dễ kiếm tiền; Chọn nghề mà không cân nhắc những yếu tố như điều kiện kinh tế gia đình, thời gian học nghề, đầu ra của nghề…
Hiện nay, hầu hết các bạn trẻ chọn ngành nghề vẫn làm theo cảm tính, lựa chọn theo xu hướng, chọn theo phong trào hoặc đơn giản là dễ thi đậu…Thế nhưng, ngành nghề trong xã hội rất phong phú, mỗi ngành nghề đều có những yêu cầu riêng, học sinh dường như chưa có khả năng xác định sự phù hợp tương đối giữa năng lực của bản thân với ngành nghề mình chọn lựa…Đặc biệt, ý thức về sự ảnh hưởng của các yếu tố sức khỏe, năng lực, tố chất, thiên hướng, ngoại hình, năng khiếu, gia đình, điều kiện kinh tế…
Theo Tiến sỹ Hồ Minh Sơn cho rằng hướng nghiệp cho học sinh khi còn là PTCS, THPT…Từ đó, giúp các em có lộ trình học tập đúng đắn và tự tin vào lựa chọn của mình, cũng như có lợi thế cạnh tranh hơn trên thị trường nghề nghiệp. Đồng thời, các em sẽ hạn chế được rủi ro làm trái ngành, thất nghiệp khi theo đuổi những ngành không phù hợp. Đồng thời, khi được lựa chọn theo đuổi ngành nghề mà mình yêu thích, các em sẽ chủ động nghiên cứu, tìm hiểu về lĩnh vực mình quan tâm, hơn là chỉ tập trung học lấy tấm bằng. Công tác hướng nghiệp cho học sinh PTCS, THPT cũng rất quan trọng…Nhất là gia đình và nhà trường cần giúp học sinh hiểu rõ bản thân mình, phát hiện mình đam mê lĩnh vực nào, có năng lực ở nhóm công việc gì, muốn làm nghề gì và trở thành ai trong tương lai. Các buổi. toạ đàm, giao lưu, trao đổi, chia sẻ cũng dần giúp các em hiểu rõ bản thân. Mặt khác, có động lực vượt qua được các định kiến nghề nghiệp của xã hội, có cơ sở để không phải chọn theo số đông, theo kỳ vọng của mọi người xung quanh bởi không phải khuynh hướng nào cũng phù hợp với từng cá nhân.
Tiến sỹ Hồ Minh Sơn cho biết có 7 định hướng, cụ thể: Thầy cô, gia đình định hướng để/giúp học sinh hiểu bản thân mình; Xác định thế mạnh và sở thích của bản thân; Xác định điều kiện bản thân có phù hợp ngành nghề không; Tìm hiểu về ngành, nghề mình sẽ chọn; Xây dựng hồ sơ học tập nổi bật, đáp ứng yêu cầu của trường/ngành nghề Đại học ứng tuyển; Tự trải nghiệm hoặc làm 1 số việc liên quan đến ngành nghề mình chọn; chuẩn bị sẵn thế mạnh và sở thích của bản than…Việc định hướng nghề nghiệp ảnh hưởng rất lớn đến tương lai của mỗi học sinh, sinh viên. Vì lẻ đó, nếu không được định hướng hoặc tự định hướng nghề trước khi vào đời sẽ rất dễ dẫn đến nguy cơ đi ngang, rẽ tắt để tìm một chỗ dừng chân…Dễ dàng gây ra sự lãng phí rất lớn về mặt thời gian, tiền của không chỉ đối với cá nhân mà đối với cả xã hội.
Hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác hướng nghiệp, thời gian qua Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC), Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật&Kinh tế hội nhập (IRLPIE) luôn làm nhịp cầu nối kết nối giữa doanh nghiệp với các trường đẩy mạnh công tác hướng nghiệp cho sinh viên, do các em vẫn chưa thực sự hiểu rõ về ngành nghề, môn học, công việc. Tạp chí Nhiếp ảnh và Đời sống cùng các trang điện tử tập trung tuyên tuyền nhằm đẩy mạnh hướng nghề, hướng nghiệp cho học sinh, sinh viên…
Năm 2023, là năm được Viện IMRIC và Viện IRLPIE ưu tiên phối hợp với các trường nghề, Cao đẳng nghề, Đại học tổ chức đa dạng các buổi toạ đàm đẩy mạnh công tác hướng nghề, hướng nghiệp như tổ chức các buổi chia sẻ, sinh hoạt, trao đổi thông tin giữa lãnh đạo các doanh nghiệp, các nhà khoa học, các chuyên gia và học sinh, sinh viên. Cùng với đó, giúp học sinh, sinh viên tăng cường các kỹ năng mềm, kỹ năng giao tiếp; Tạo điều kiện và cơ hội giúp sinh viên có môi trường học tập tốt, được tiếp cận với không chỉ giảng viên, chuyên gia đầu ngành và các tài liệu chuyên ngành tốt.
Tiến sỹ Hồ Minh Sơn chia sẻ thêm chúng tôi luôn ưu tiên hàng đầu, tăng cường kết nối với các doanh nghiệp lớn, có uy tín để giúp sinh viên có cơ hội trải nghiệm thực tế, được tham gia thực tập, tìm kiếm việc làm với mức thu nhập phù hợp ngay sau khi rời ghế nhà trường. Khẳng định tầm quan trọng này, khi học sinh, sinh viên sớm tiếp cận thực tế ứng dụng khoa học công nghệ để có thể hoàn toàn chủ động tính toán, thiết kế, điều khiển, vận hành quá trình sản xuất từ xa thông qua máy tính. Môi trường làm việc an toàn, thân thiện, sử dụng chất xám…Thông qua, quá trình học tập, tìm hiểu sâu và có trải nghiệm thực tế mới thực sự cảm thấy yêu ngành nghề mình theo học.
Song song với đó, dưới sự giảng dạy và hỗ trợ của nhà trường, nhất là các thầy cô, giảng viên có tâm, tầm hướng dẫn các em tham quan thực tế tại doanh nghiệp. Tham quan thực tế tại doanh nghiệp mang lại nhiều lợi ích cho học sinh, sinh viên. Điển hình, khi học sinh, sinh viên trải nghiệm cũng là dịp để giao lưu, trò chuyện với nhiều người ở các vị trí công việc khác nhau từ trưởng bộ phận nhân sự, đến trưởng bộ sản xuất, kỹ thuật viên, tiếp thị, bán hàng và thậm chí cả công nhân. Do đó, công tác hướng nghiệp đóng vai trò rất quan trọng, không chỉ góp phần cung cấp, trao đổi thông tin giữa giảng viên và người học, đây còn là cơ hội để sinh viên có thêm những trải nghiệm thực tế, tự nỗ lực, cố gắng rèn luyện hoàn thiện bản thân ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường, Tiến sỹ Hồ Minh Sơn khẳng định.
Khẳng định rằng, công tác giáo dục, định hướng nghề nghiệp rất cần sự hỗ trợ, giáo dục, định hướng của nhà trường, gia đình và xã hội, doanh nghiệp đối với học sinh, sinh viên nhằm vạch ra các nghề nghiệp tương lai dựa trên khả năng, sở thích, tính cách, mức thu nhập trung bình, cơ hội việc làm, điều kiện kinh tế gia đình,…Việc định hướng nghề nghiệp đúng đắn còn giúp các cá nhân phát triển được những tiềm năng, thế mạnh vốn có, phát triển bản thân và đem lại những lợi ích tốt đẹp cho chính bản thân, gia đình và xã hội.
Tin rằng, việc được giáo dục và định hướng nghề nghiệp từ sớm còn giúp các em học sinh tránh được tình trạng chọn sai ngành nghề, chọn ngành học theo cảm tính, dẫn đến những rủi ro như bỏ nghề, làm trái ngành, trái nghề, thậm chí là thất nghiệp, không tìm được việc làm ổn định.
Theo Văn Hải – Trần Danh/HNTTO