Sáng ngày 6/9/2022 tới đây, tại Hà Nội – Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC) tổ chức lễ ký kết thỏa thuận hợp tác xây dựng “Chiến lược phát triển du lịch vớiVNELAND ứng phó linh hoạt, thích ứng trạng thái bình thường mới đối với đại dịch Covid-19 giai đoạn 2022-2030, tầm nhìn 2050″. Tham dự buổi ký kết có lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Quốc hội; Chính phủ; các ban ngành Trung ương và địa phương; cùng các cơ quan thông tấn báo chí dự đưa tin.
Thông qua việc ký kết hợp tác lần này để xây dựng Chiến lược phát triển du lịch ở các địa phương ứng phó linh hoạt, thích ứng trạng thái bình thường mới về du lịch. Từ đó, Viện IMRIC lên chiến lược tư vấn, tuyên truyền và hỗ trợ để xây dựng một hệ sinh thái thông minh, đầy đủ, thống nhất cho phát triển du lịch ở các địa phương…
Chia sẻ với chúng tôi, ông Trần Đức Trung – Chủ tịch HĐQT Cty CP BĐS XD Điện Việt Nam cho hay trong điều kiện dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, du lịch cũng như nhiều lĩnh vực khác bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Công ty mong muốn hợp tác, trở thành thành viên Viện IMRIC nhằm tư vấn chia sẻ kinh nghiệm cho việc xây dựng và phát triển giá trị đặc trưng du lịch ở các địa phương nơi Cty chuẩn bị đầu tư, phát triển du lịch, tăng cường nhận diện thương hiệu du lịch trong thị trường du lịch cả nước nói chung.
Bà Nguyễn Thị Huyền – Giám đốc Chi nhánh miền Bắc Viện IMRIC cho biết hiện các địa phương đã và đang dành nhiều nguồn lực để đầu tư, tôn tạo tài nguyên phát triển du lịch văn hóa tâm linh. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp thành viên Viện IMRIC tham gia đẩy mạnh xúc tiến, thu hút đầu tư xây dựng các sản phẩm du lịch đặc trưng trên cả 3 lĩnh vực: Công nghiệp; nông nghiệp; du lịch và dịch vụ. Tuy nhiên, lĩnh vực dịch vụ du lịch còn chưa tương xứng với tiềm năng vốn có; đóng góp vào nền kinh tế. Theo đó, đánh giá cao ý tưởng tham gia vào lĩnh vực du lịch của Cty CPĐT XD Điện Việt Nam (VNELAND).
Dịp này, chúng tôi có dịp trao đổi qua điện thoại với Nhà báo – Luật gia Hồ Minh Sơn –Chủ tịch HĐQL Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật&Kinh tế hội nhập (IRLPIE), Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC) cho hay Viện đã tìm hiểu, theo dỏi nhiều địa phương xác định một trong các mũi nhọn kinh tế là du lịch, nông nghiệp du lịch, sức khoẻ du lịch. Qua đó, chúng tôi tiếp tục nghiên cứu, tiếp cận, tư vấn triển khai xúc tiến các dự án bất động sản du lịch để tăng cường nguồn lực tái đầu tư, phát triển thị trường du lịch đồng bộ.Cùng với đó, các địa phương giàu tiềm năng du lịch với nhiều di tích lịch sử được xếp hạng; truyền thống văn hoá đặc sắc, phong phú; giàu truyền thống khoa bảng; nhiều ngôi chùa cổ, danh lam thắng cảnh đẹp…Đặc biệt, định hướng phát triển các loại hình du lịch như: Tâm linh gắn với sinh thái; vùng cây ăn quả; văn hoá lịch sử gắn với các di tích trên địa bàn; các con sông. Ngoài ra, cũng có thêm những môn thể thao hiện đại…các địa phương giàu tiềm năng du lịch với nhiều di tích lịch sử được xếp hạng; truyền thống văn hoá đặc sắc, phong phú; giàu truyền thống khoa bảng; nhiều ngôi chùa cổ, danh lam thắng cảnh đẹp.
Trước ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch Covid-19, chuyển đổi số được các công ty du lịch triển khai mạnh mẽ hơn. Hầu hết các công ty du lịch hoạt động trên cả nước như Vietravel, Saigontourist, Vietrantour,… đều đã chuyển đổi số trong công tác quản lý, xây dựng sản phẩm mới. Các app ứng dụng kết nối dịch vụ cho phép du khách mua vé tham quan, thanh toán dịch vụ từ xa, sử dụng hệ thống thuyết minh tự động, khám phá di sản bằng công nghệ 3D,… đã được triển khai. Song song đó, ông Hồ Minh Sơn, nhấn mạnh “Cần tăng hiệu quả truyền thông, quảng bá bằng cách chào bán sản phẩm và dịch vụ du lịch hiện có trên nền tảng công nghệ số và với cách tiếp cận mới, từ đó tăng khả năng tiếp cận với du khách, đặc biệt là tạo ra sự thích ứng phù hợp trong bối cảnh CMCN 4.0 hiện nay. Đổi mới công nghệ hướng tới phát triển kinh tế xanh là hướng đi đúng và phù hợp với xu thế phát triển mới của doanh nghiệp hiện nay, không chỉ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp mà còn mang lại hiệu quả của nền kinh tế.
Theo Chung Hồ – Duyên Hồ/HNTTO