(PTTTO) – Diễn Đàn “Khởi Nghiệp 3F từ nông trại đến bàn ăn” là chủ đề chương trình TalkShow của trại Sáng tác “Bình Phước, Đất và Người Tiềm năng và Phát Triển diễn ra tại Thị xã Phước Long.Đây cũng là mô hình khởi nghiệp để các bạn trẻ hun đúc về tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám theo đuổi ước mơ của bản thân.
Cụ thể, ngày 28/03/2022, tại trang trại Thiên Ân (tọa lạc tại Thị xã Phước Long Tỉnh Bình Phước) Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC) đã phối hợp với Tỉnh Đoàn Bình Phước tổ chức diễn đàn “Khởi nghiệp 3F từ trang trại đến bàn ăn”.
Tham dự chương trình có ông Hồ Minh Sơn – Viện Trưởng Viện Nghiên Cứu Thị Trường – Truyền Thông Quốc Tế (IMRIC); ông Trần Quốc Duy – Bí thư tỉnh Đoàn Bình Phước; Ông Lê Xuân Thăng – Nguyễn Phó Chủ tịch Hội NSNAVN, cố vấn Viện IMRIC; ông Nguyễn Văn Hoà – Nhà Sáng Lập OBC Việt Nam; ông – Huỳnh Hòa Hiệp – Giám đốc Công ty DeLi Việt Nam (doanh nghiệp thành viên Viện IMRIC); ông Nguyễn Hữu Trường – Trưởng Văn phòng VCCI Bình Thuận; ông Lê Ánh Dương – Tiến sĩ – Diễn giả Viện IMRIC; CBNV Viện IMRIC; cùng đông đảo Đoan viên TNCS HCM tỉnh Bình Phước…
Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường hiện nay, vấn để an toàn thực phẩm đã và đang trở thành mối quan tâm rất lớn của tất cả các gia đình và xã hội. Tình trạng thực phẩm bẩn, tẩm ướp hóa chất được bày bán tràn lan trên thị trường khiến người tiêu dùng không khỏi lo lắng, và họ mong muốn có những sản phẩm sạch, an toàn trên thị trường để bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình.
Trước tình hình đó, mô hình nông nghiệp sạch “Từ trang trại đến bàn ăn” là một trong những điểm sáng, đã và đang nhận được sự đón nhận, hưởng ứng của đông đảo khách hàng, người tiêu dùng.
Bên cạnh ưu tiên những sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, quy trình khép kín, mô hình này còn giúp giải quyết những bất cập đang tồn tại của ngành Nông nghiệp nói chung và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm.
Diễn đàn “3F – Từ trang trại đến bàn ăn” hôm nay với phần trao đổi từ đại diện Tinh Đoàn Bình Phước; đại diện Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC); Công ty Deli VN; đại diện VCCI, đại diện Cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ (OBC); đã giải đáp những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện,giúp đoàn viên thanh niên, các startup trên địa bàn tinh có thể nghiên cứu đề ứng ứng dụng mô hình 3F, đang thực hiện tại Bình Phước,
Trong đó, trước bối cảnh thị trường thực phẩm còn tiềm ẩn những nguy cơ thiếu an toàn, mô hình nông nghiệp sạch “từ trang trại đến bàn ăn” đã và đang nhận được sự đón nhận, hưởng ứng của đông đảo khách hàng. Bên cạnh ưu điểm như có nguồn gốc rõ ràng, quy trình khép kín, mô hình này còn giúp giải quyết những bất cập đang tồn tại của ngành Nông nghiệp nói chung và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm. Nhiều lợi thế là vậy, thế nhưng cho đến thời điểm hiện tại, số lượng mô hình “từ trang trại đến bàn ăn” vẫn còn hạn chế do gặp không ít thách thức.
Chia sẻ tại diễn đàn, Luật gia Hồ Minh Sơn – Viện trưởng Viện Nghiên cứu – Thị trường Truyền thông Quốc tế (IMRIC) cho hay sự phát triển của mô hình 3F đề cao cung ứng sản phẩm theo chuỗi, truy xuất nguồn gốc đã làm thay đổi căn bản ngành chăn nuôi Việt Nam. Trước đây, ngành chăn nuôi chia nhỏ thành nhiều giai đoạn như làm giống, sản xuất thức ăn, nuôi trồng, chế biến, tiêu thụ…Trong đó, những công đoạn lại có lợi nhuận riêng, rủi ro riêng. Bên cạnh đó, là chịu ảnh hưởng của tư tưởng “cha chung không ai khóc” khi sản phẩm bị từ chối trên thị trường, trách nhiệm không biết thuộc về ai…Vì lẽ đó, với mô hình 3F tất cả đã thay đổi khi mô hình này đòi hỏi sự đồng bộ từ khâu làm giống, sản xuất thức ăn, chăn nuôi, chế biến và cung ứng thực phẩm…, tất cả phải có sự liên thông, minh bạch. “Từ trang trại đến bàn ăn”, hay còn gọi là mô hình 3F (Feed – Farm – Food) là mô hình sản xuất thực phẩm an toàn khép kín từ khâu nuôi, trồng ở trang trại đến khâu chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
Song song đó, mô hình “từ trang trại đến bàn ăn” hiện đã và đang trở thành xu hướng sản xuất, tiêu dùng phổ biến. Tin rằng, nếu các doanh nghiệp có đủ điều kiện vượt qua rào cản, việc nắm bắt và lựa chọn xu thế này có thể xem là kim chỉ nam giúp các doanh nghiệp nông nghiệp không ngừng phát triển trong không gian kinh tế mở, nhiều cơ hội và cũng đầy thách thức như hiện tại.
Hữu Ước