(PTTTO). – Ngày 17/02/2023, Đoàn công tác Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC), Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật&Kinh tế hội nhập (IRLPIE), Tạp chí Nhiếp ảnh và Đời sống phía Nam, Cty CP Nhiếp ảnh nghệ thuật và thương hiệu đến thăm và làm việc tại Sở VHTTDL tỉnh Cà Mau.
Toàn cảnh buổi làm việc
Dẫn đầu Đoàn công tác có Tiến sỹ. Nhà báo – Luật gia Hồ Minh Sơn – Chủ tịch HĐQL Viện IRLPIE, Viện trưởng Viện IMRIC, Đại diện Tạp chí Nhiếp Ảnh và Đời Sống Phía Nam; NSNA Lê Xuân Thăng – Nguyên PCT Hội Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Việt Nam, Cố vấn Viện IMRIC; Viện trưởng Viện IRLPIEHoàng Thanh Quý – Chánh VP Viện IMRIC; P.CVP Phạm Trắc Long; P.CVP Trương Hữu Phước; GĐCN MB Nguyễn Thị Huyền. Về phía khách mời có Đại tá – Nhà báo Trần Sự; Nhà báo Nguyễn Thị Thúy An – Đại diện kênh truyền hình VTC10.
Tiếp đoàn công tác có Ông Tiêu Minh Tiên P.GĐ Sở VHTTDL tỉnh Cà Mau; cùng lãnh đạo các phòng trực thuộc…Tại buổi làm việc, ông Tiêu Minh Tiên thông tin những hoạt động của địa phương như: Lễ hội Nghinh Ông Sông Đốc vào tháng 3/2022, Lễ tri ân Quốc Tổ: Ngày 06/4/2022, Lễ Tri ân Quốc Tổ được tổ chức long trọng, trang nghiêm tại Đền thờ Lạc Long Quân (Khu du lịch Mũi Cà Mau). Phần Lễ được tổ chức đúng theo nghi thức Lễ truyền thống (theo nghi thức tổ chức tại Đền thờ Lạc Long Quân, huyện Thanh Oai, Hà Nội), thể hiện đạo lý nhân ái “Uống nước nhớ nguồn”. Đồng thời, đáp ứng được nhu cầu về đời sống văn hóa tâm linh cho người dân Đất Mũi, cũng như khách du lịch.
Ngày hội “Bánh dân gian Nam bộ” năm 2022 được khai mạc vào ngày 08/4/2022 và kết thúc vào ngày 12/4/2022, với các hoạt động như: Hội thi trình diễn bánh dân gian Nam bộ, Hội thi áo bà ba, trưng bày sản phẩm OCOP, không gian sinh hoạt đờn ca tài tử, văn nghệ phục vụ khách tham quan. Với quy mô 87 gian hàng từ các tổ chức, doanh nghiệp. Trong đó, có 12 đơn vị tham gia thi trình diễn thực hành bánh dân gian Nam bộ và 20 thí sinh tham gia trình diễn áo bà ba. Ngày hội đã thu hút gần 55.000 lượt khách đến tham quan, thưởng thức. Đã góp phần quảng bá, đưa đặc sản văn hóa ẩm thực của người dân Nam Bộ đến gần hơn với các miền khác trong cả nước.
Sự kiện “Hương rừng U Minh” diễn ra từ ngày 29/04- 01/5/2022, với chủ đề “Hành trình đến du lịch xanh”. Đây là một trong những hoạt động nổi bật của Chương trình sự kiện “Cà Mau – Điểm đến 2022” và là sự kiện Hưởng ứng năm du lịch Quốc gia 2022 của tỉnh. Sự kiện đã quảng bá, giới thiệu tiềm năng thế mạnh và phát triển những nét văn hoá, du lịch đặc trưng về con người và vùng đất U Minh. Sự kiện có nhiều hoạt động hấp dẫn, thu hút sự tham gia của đông đảo du khách trong và ngoài tỉnh như: Tổ chức xác lập 2 kỷ lục: “Tổ ong lớn nhất Việt Nam” của nghề gác kèo ong, “Lẩu mắm U Minh lớn nhất Việt Nam”; Hội chợ Thương mại – Hương rừng U Minh; Tọa đàm về nghề gác kèo ong rừng U Minh Hạ; Hoạt động văn hóa, văn nghệ; Hội thi Chim Chào mào hót; Hoạt động đi bộ xuyên rừng U Minh Hạ được tổ chức 02 nội dung: Giải Phong trào dành cho vận động viên không chuyên và giải vận động viên chuyên nghiệp.
Giải Đất Mũi Marathon – Cà Mau 2022 được tổ chức từ ngày ngày 8 và 9/10/2022, tại Khu du lịch Quốc gia Mũi Cà Mau, với hơn 2.300 vận động viên trong và ngoài tỉnh tham gia. Giải nhằm quảng bá du lịch tỉnh Cà Mau với những trải nghiệm thú vị, hấp dẫn, thu hút nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế; đồng thời nhằm tôn vinh giá trị truyền thống lịch sử với thông điệp “Kết nối đường Hồ Chí Minh huyền thoại”.
Ngày Hội Cua Cà Mau – Lần thứ I năm 2022 (Ngày hội cua), với chủ đề “Cua Cà Mau – Điểm hẹn văn hóa ẩm thực” là sự kiện quy mô cấp tỉnh, diễn ra từ ngày 23 đến 31/12/2022, với nhiều hoạt động thú vị, đặc sắc. Ngày hội kéo dài đến ngày 31/12, với các hoạt động nổi bật: Hội chợ thương mại, tổng hợp, trưng bày sản phẩm OCOP; Hội thao và trò chơi dân gian; Lễ hội đường phố; Liên hoan đờn ca tài tử 3 tỉnh Cà Mau – Bạc Liêu – Sóc Trăng; Hoạt động kết nối du lịch, trải nghiệm; Diễn đàn với chủ đề “Giải pháp kéo dài thời gian lưu lại của khách du lịch tại Cà Mau”; Hội thảo “Đổi mới sáng tạo và phát triển tài sản trí tuệ địa phương”; Hội thảo “Giải pháp bền vững nghề cua Cà Mau”. Đặc biệt là tổ chức Cuộc thi ẩm thực “Vua đầu bếp cua”, xác lập kỷ lục 69 món ăn chế biến từ cua Cà Mau, cuộc thi “Cua Cà Mau lớn nhất”.
Các sự kiện trong Chương trình sự kiện Cà Mau – Điểm đến năm 2022 được tổ chức đến nay đều tạo được hiệu ứng lan tỏa rất tốt, đây chính là tiền đề, là động lực để ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch Cà Mau tiếp tục tổ chức tốt hơn nữa các sự kiện trong Chương trình sự kiện – Cà Mau điểm đến 2023 tới đây.
Vào ngày 10/02/2023 vừa qua, tổ chức cuộc thi Ảnh đẹp tỉnh Cà Mau năm 2023. Từ 09/01/2023 đến 30/06/2023, theo đó, các tác phẩm dự thi là hình ảnh các hoạt động về du lịch gắn với lễ hội, văn hóa ẩm thực, làng nghề truyền thống, các điểm đến, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử – văn hóa, các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, những khoảnh khắc cuộc sống, phong tục tập quán của người dân, các điểm du lịch, con người trong các hoạt động du lịch, sản phẩm OCOP, kết quả đạt được trong xây dựng nông thôn mới, các công trình tiêu biểu, kiến trúc nghệ thuật, sự kiện nổi bật, tiêu biểu trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Đối tượng dự thi gồm các tác giả là những nhà nhiếp ảnh chuyên và không chuyên trong và ngoài tỉnh Cà Mau.
Nhằm thực hiện tốt Chiến lược phát triển thị trường và truyền thông giai đoạn 2023 – 2024 và tầm nhìn đến năm 2030 tại tỉnh Cà Mau, Tiến sỹ Hồ Minh Sơn nhìn nhận tỉnh Cà Mau đã tập trung chỉ đạo triển khai, tổ chức thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ, văn hoá, giáo dục phù hợp trong tình hình mới, trong đó tập trung đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất, triển khai nhiều chương trình văn hoá nghệ thuật vào đời sống người dân; thực hiện các đề tài, dự án khoa học và công nghệ trên các lĩnh vực; phát triển mạnh các dịch vụ khoa học và công nghệ vào du lịch nhằm nâng cao trình độ công nghệ của các ngành kinh tế, hợp lý hóa sản xuất, tăng cường quản lý chất lượng, môi trường của các doanh nghiệp, các cơ quan quản lý; hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo….
Theo Tiến sỹ Hồ Minh Sơn Viện IMRIC và Viện IRLPIE sẵn sàng làm nhịp cầu nối hỗ trợ địa phương trong các hoạt động thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, phát triển du lịch và đào tạo nghề. Tạp chí Nhiếp ảnh và Đời sống tập trung tuyên truyền giúp tỉnh tạo lập và phát triển thương hiệu của các sản phẩm trọng điểm, chủ lực của địa phương như: chỉ dẫn địa lý tôm sú, cua Cà Mau; nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận chuối xiêm Cà Mau, gỗ…Cty CP Nhiếp ảnh nghệ thuật và thương hiệu sẽ là đơn vị thực hiện nhiều đề tài như kết nối, phát triển, đưa công đồng doanh nghiệp quốc tế đến Cà Mau trong thời gian tới. Đồng thời, tiếp tục thực hiện nhiều công tác văn hoá, nghệ thuật do Viện chủ quản đề ra. Qua đó, hỗ trợ thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ để giải quyết những vấn đề cần thiết trong phát triển kinh tế – xã hội hiện nay của Cà Mau, trong đó có du lịch….
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm sau buổi làm việc
Tin rằng, năm 2023 tỉnh nhà có nhiều khởi sắc. Viện IMRIC, Viện IRLPIE, Tạp chí Nhiếp ảnh và Đời sống, Cty CP Nhiếp ảnh nghệ thuật và thương hiệu sẽ tăng cường đồng hành cùng Sở VHTT&DL, vớinhiều dự án có điểm nhấn mới, độc, lạ, hấp dẫn hơn nâng tầm hấp dẫn, thu hút và níu giữ du khách ở, trở lại Cà Mau nhiều hơn.
Theo Hữu Ước/HNTTO